7. Bố cục của luận án
4.3. Vấn đề tiếp biến văn minh ph-ơng Tây
4.3.3. Phê phán t t-ởng lai căng, vong bản
Một bộ phận trí thức Việt Nam trong đó chủ yếu là trí thức Tây học muốn đ-ợc Âu hoá hoàn toàn. Thậm chí có ng-ời còn từ bỏ quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Pháp ngay trên đất Việt Nam. Họ bắt ch-ớc theo lối sống ph-ơng Tây và khinh rẻ văn
hoá truyền thống. Hiện t-ợng lai căng vong bản đã đ-ợc phản ánh khá nhiều trên báo chí, văn học và kịch nói.
Phái Âu hoá hoàn toàn cho rằng Âu hoá là thuận theo dòng n-ớc chảy xuôi. Văn minh ph-ơng Tây có sức mạnh lan tràn khắp thế giới, muốn c-ỡng lại cũng không thể đ-ợc. Phạm Quỳnh cho rằng lập luận của phái Âu hoá ch-a thật sự thuyết phục bởi: “Xưa nay không nước nào bỏ căn bản của mình mà thành lập được bao giờ. Phàm sự văn hoá là phải vun trồng tự nơi căn bản mà đi. Nếu bỏ căn bản của mình mà chuyên phóng chép của người, thời là công cái “dã tràng se cát bể Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công chuyện gì!”[129, 450]. Phạm Quỳnh nhấn mạnh không thể có sự Âu hoá hoàn toàn bởi từ tr-ớc đến nay ch-a có tiền lệ. Nếu nhắm mắt theo Âu hoá một cách mù quáng thì thực sự nguy hiểm bởi sản phẩm sẽ là một giống ng-ời bác tạp và dở dang tất sẽ dẫn đến diệt vong.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã đả kích sâu sắc thói Âu hoá rởm. Sống đúng vào thời điểm quá trình Âu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, bằng con mắt sắc sảo của một ông vua phóng sự Bắc Kỳ, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày lối sống Âu hoá của một bộ phận thị dân tha hoá trên những trang văn. Trong truyện ngắn Từ lý thuyết đến thực hành, Vũ Trọng Phụng chỉ ra hiện t-ợng vong bản của một trí thức Tây hoc. Câu chuyện kể về một anh thanh niên đ-ợc đi du học ở Pháp về. Khi về n-ớc anh ta cố chứng tỏ mình là một ng-ời đã Âu hoá hoàn toàn nh- chỉ giao thiệp với ng-ời Tây, chỉ yêu quý có ng-ời Tây và chỉ nói tiếng Tây kể cả khi nói chuyện với những đồng bào mũi tẹt của mình. Mọi hành động nh- ăn, ở, cử chỉ và ngôn ngữ hoàn toàn rập khuôn theo Tây.
Vũ Trọng Phụng cũng phê phán phong trào chấn h-ng Phật giáo tr-ớc ảnh h-ởng của Âu hoá khi buộc Đức Phật cũng phải tiến hoá theo văn minh. Ông s- cũng Âu hoá bằng cách chăm chút hình thức bề ngoài của mình nh- gắn răng giả bằng vàng, mặc áo lụa Th-ợng Hải màu nâu và đi dép cao su để trông đ-ợc đẹp giai và phong tình. Nếu đọc các tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng ta chỉ thấy những tác động độc hại văn minh ph-ơng Tây đến đời sống xã hội Việt Nam thông qua hệ thống tính cách nhân vật: thác loạn nh- Long- Mịch- Nghị Hách (tác phẩm Giông Tố), lẳng lơ nh- Tuyết, đĩ
thoã nh- Phó Đoan và mất nhân cách nh- Xuân Tóc Đỏ (tác phẩm Số Đỏ), tham dâm nh- Huyền (tác phẩm Làm Đĩ), và một xã hội đầy đĩ điếm (tác phẩm Lục Xì). Vũ Trọng Phụng d-ờng nh- có ác cảm nặng nề với văn minh ph-ơng Tây, nên ông mới chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực mà ch-a thấy đ-ợc những mặt tích cực của nó.
Trong số đặc biệt của tờ Nam Phong tạp chí đã đăng một bài giới thiệu về vua Bảo Đại. Theo tác giả bài báo vua Bảo Đại là một mẫu hình của vị Hoàng th-ợng trong thời đại mới, mẫu hình của sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Vị Hoàng th-ợng này đ-ợc đào tạo ở ph-ơng Tây từ nhỏ cho nên rất am hiểu về văn minh ph-ơng Tây. Khi về n-ớc làm vua, quần thần nhận thấy những nét mới lạ rất Tây ph-ơng trong cung cách làm việc và h-ởng thụ cuộc sống. Tuy lối sống của vị Hoàng th-ợng trẻ đậm chất ph-ơng Tây, nh-ng đ-ợc khen ngợi bởi Ngài vẫn không quên văn hoá truyền thống. Ngài vẫn thành thục trong lễ tế đàn Nam Giao, không quên những nghi lễ Hoàng gia truyền thống. Ngài tuy mặc đồ Tây nh-ng vào những dịp nghi lễ vẫn mặc long bào truyền thống [197, 5- 6]. Bài báo này chẳng qua chỉ là sự nịnh bợ Bảo Đại, con c-ng của ng-ời Pháp. Báo Nam Phong tán d-ơng Bảo Đại vì nó đ-ợc sự bảo trợ của Nam triều và ông chủ bút Phạm Quỳnh vốn tôn thờ t- t-ởng quân chủ lập hiến. Bảo Đại không thể là tấm g-ơng đại diện cho thế hệ ng-ời Việt Nam mới. Bởi Bảo Đại là mẫu hình tay sai trung thành với n-ớc Pháp. Ng-ời Pháp đ-a Bảo Đại sang Pháp nuôi dạy từ nhỏ. Họ đã cố nhào nặn ra một ông vua trẻ thuần thục lối sống của ph-ơng Tây để dễ bề sai khiến. Hình ảnh vua Bảo Đại trẻ trung, mạnh mẽ và năng động thực chất chỉ là con rối trong tay ng-ời Pháp.
Năm 1931, Nam X-ơng cho ra mắt ng-ời xem vở kịch Ông Tây An Nam. Vở kịch này đã mạnh dạn phê phán những trí thức Tây học lai căng đã đánh mất lòng tự trọng và ý thức dân tộc. Vở kịch đã đ-ợc công chúng đón nhận nhiệt tình. Nội dung chính của vở kịch nh- sau. C-u Ông là một ng-ời giàu có đã cho con (Cử Lân) sang bên Pháp học với mong muốn con mình sẽ hấp thụ nền văn minh Pháp, rèn luyện tài năng để về giúp ích cho đất n-ớc. Thế nh-ng ông đã sớm thất vọng bởi ngay trong lần gặp đầu khi về n-ớc, Cử Lân đã giả vờ không nhận diện đ-ợc cha mẹ mình. Khi Cử Lân tốt nghiệp đại học ở
Pháp về n-ớc, anh ta chỉ nói tiếng Pháp với tất cả mọi ng-ời, kể cả cha mẹ mình. Anh ta thuê một ng-ời biết tiếng Pháp (Khiếu) để làm thông ngôn.
Cử Lân ngại chung đụng với bất cứ ai, kể cả với cha mẹ mình. Anh muốn bố mình trở thành một ng-ời Tây để anh đ-ợc là một công dân Pháp chính tông. Để Pháp hoá ông bố, anh đề nghị C-u Ông mặc Âu phục, cắt râu tóc cho ngắn, bôi chì đen quanh mắt cho to ra, miết da dồi phấn cho n-ớc da trắng nõn và nói tiếng Pháp. Anh còn đề nghị ông bố bán hết đất cát, nhà cửa để sang Pháp ở để trở thành một ng-ời Tây nguyên chủng nh- anh. Khi ông bố phản đối việc bắt ông phải bỏ mẹ anh, em anh, mồ mả gia tiên anh, thì anh cho rằng ông không nên th-ơng khóc làm gì những cái quá khứ bẩn thỉu ấy. Cử Lân khinh miệt ng-ời giúp việc (Bộc) của gia đình bởi anh này bẩn thỉu nh- ng-ời An Nam, toàn là rận đầy ng-ời, chấy nhung nhúc trong tóc và hơi thở hôi nh- cú. Cử Lân không muốn ăn cơm Việt Nam vì sợ vi trùng, anh muốn ăn cơm ở hiệu Tây với những đồ ăn, thức uống đ-ợc nhập khẩu từ tận bên Tây về để tránh phải ngửi thấy mùi An Nam mà anh ta vốn ghê sợ. Khi gia đình muốn lập gia đình cho Cử Lân, anh hy vọng cô gái mà gia đình -ớm hỏi (Kim Ninh) sẽ là một cô đầm Tây, không răng đen và mũi tẹt. Khi nói chuyện với Cụ Huấn, một nhà nho và là bố của Kim Ninh, anh khẳng định “Ma patrie est
la France, je suis francaise” (Tổ quốc tôi là nước Pháp, tôi là người Pháp) [81, 159].
Điều này đã làm cho Cụ Huấn quá thất vọng về ông Tây vong bản này.
Kim Ninh là một cô gái xinh đẹp, nói tiếng Pháp thông thạo, ăn mặc trang nhã, biết chơi quần vợt, nh-ng cô vẫn giữ đ-ợc những phẩm chất đáng quý của ng-ời Việt Nam. Khi Cử Lân nói chuyện với cô bằng tiếng Pháp, cô đã nói thẳng cô là ng-ời Việt Nam chứ không phải ng-ời Tây. Cô đề nghị Cử Lân nói chuyện với cô bằng tiếng Việt Nam, nh-ng Cử Lân đã từ chối vì nói tiếng Việt Nam bẩn mồm lắm. Nh-ng tr-ớc sự dứt khoát của Kim Ninh, Cử Lân đã buộc phải nói tiếng Việt, anh bày tỏ sự xấu hổ khi là một người Việt Nam: “Em ạ, anh xưa nay rất hiểu rõ cái văn minh Âu Tây, hiểu đến nỗi như chui vào trong gan ruột ng-ời Âu Tây vậy. Bởi thế anh biết rằng làm ng-ời An Nam xấu lắm. Không có cái gì bỉ bằng hai tiếng An Nam, An Nam, An Nam! Nghe nó tủn mủn, nhỏ mọn, hèn hạ, không sao mà nói đ-ợc! ở những nơi văn minh mà gọi nhau là An
Nam tức là làm bia cho thiên hạ chửi. Vậy muốn cho ng-ời ta quý mình, trọng đãi mình trước hết ta không nên làm người Việt Nam nữa” [81, 187]. Anh khuyên Kim Ninh tỉnh ngộ, bỏ quách cái giống nòi An Nam đi, cắt tóc ngắn, mặc đầm Tây, nói tiếng Tây và sang Tây mà ở. Đề nghị sang Tây để xây dựng cuộc đời gấm hoa của Cử Lân đã bị Kim Ninh từ chối. Do bị ng-ời thân trong gia đình và những ng-ời khác phản đối, Cử Lân đã quyết định sang Tây để trở thành một ng-ời Tây hoàn toàn, bởi không muốn nhìn thấy ng-ời An Nam, không muốn có cha, có mẹ và chị em.
Vở kịch Ông Tây An Nam thực ra là một cuộc đấu tranh với những trí thức Tây học vong bản khi rẻ rúng tiếng nói dân tộc, từ bỏ gia đình và tổ quốc. Cuộc đấu tranh đó phải bắt đầu từ gia đình rồi lan ra xã hội. Âu hoá để hiện đại hoá dân tộc là cần thiết, nh-ng Âu hoá không phải từ bỏ và phủ nhận sạch trơn truyền thống dân tộc. Truyền thống vẫn cần phải đ-ợc tiếp nối và duy trì, bởi nó chính là bản sắc văn hoá của ng-ời Việt Nam. Mỗi ng-ời khi mất đi bản sắc văn hoá là đánh mất bản thân, gia đình và tổ quốc. Một số vở kịch khác nh- Bạn và vợ, Cái đời bỏ đi, Thủ phạm là tôi, Tiểu th- đi
bộ, Mẹ goá đánh con và Em côi diễu chị đều chống lại những mặt trái của Âu hoá và bị
coi là kẻ thù của Âu hoá.
Nguyễn An Ninh phản bác những kẻ lấy lý do tiếng Việt nghèo nàn để từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ông cho rằng tiếng Việt không hề nghèo, chỉ có những kẻ không đủ tri thức để sử dụng tiếng Việt mà thôi. Ông khẳng định tiếng nói dân tộc là tài sản quý báu nhất, là vũ khí quan trọng để giải phóng giống nòi, thoát khỏi sự thống trị: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ ng-ời An Nam vứt bỏ tiếng nói của mình thì cũng đ-ơng nhiên kh-ớc từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi” [162, 175]. Nguyễn An Ninh phê phán những kẻ ham mê tiếng Pháp mà xa rời tiếng mẹ đẻ, coi việc sử dụng tiếng Pháp nh- là dấu hiệu cao quý của giới quý tộc và Pháp hoá [162, 175].
4.3.4. Dung hoà, dung hoá và dung hợp văn minh Đông- Tây
Một trong những trí thức Tây học đi đầu trong vấn đề tìm giải pháp cho xung đột văn minh Đông- Tây ở Việt Nam là Phạm Quỳnh. Quan điểm dung hoà, dung hoá và dung hợp văn minh Đông- Tây mang đậm dấu ấn t- t-ởng của ông.
Phạm Quỳnh đã nhận diện đ-ợc thần thái của văn minh ph-ơng Đông chính là đạo đức. Đạo đức là th-ớc đo cho những chuẩn mực xã hội. Đạo đức là cốt lõi và chân giá trị bất biến của văn minh ph-ơng Đông. Nh-ng vì quá thiên về đạo học mà xem nhẹ khoa học, nên ph-ơng Đông bị ph-ơng Tây áp chế. Phạm Quỳnh đã phát hiện ra hạt nhân của văn minh ph-ơng Tây là khoa học. Khoa học đã giúp cho ph-ơng Tây làm ra nhiều ph-ơng tiện, chinh phục các lực l-ợng của tự nhiên để phục vụ con ng-ời. Khoa học đã kích thích những ham muốn của ph-ơng Tây, thúc đẩy ph-ơng Tây v-ợt ra khỏi môi tr-ờng tự nhiên của mình và lao vào cuộc chinh phục thế giới. Ph-ơng Tây lao về ph-ơng Đông với tất cả niềm hăng say của chủ nghĩa đế quốc và tất cả sức mạnh kỹ thuật của nó. Cuộc va chạm Đông Tây mạnh đến nỗi làm cho ph-ơng Đông bất ngờ và kinh ngạc. Những sau một thời gian phải cúi mình tr-ớc sức mạnh của ph-ơng Tây, ph-ơng Đông đã đi tìm bí quyết tạo nên sức mạnh của ph-ơng Tây. Bí quyết đó chính là khoa học. Mọi nỗ lực của ph-ơng Đông từ đây là phải nắm cho kỳ đ-ợc khoa học. Thế nh-ng điều khó xử của ph-ơng Đông là mỗi một b-ớc tiến về khoa học là một b-ớc thụt lùi trong lĩnh vực đạo đức và tinh thần [140, 151- 153]. Sự phát hiện hạt nhân của văn minh ph-ơng Đông và văn minh ph-ơng Tây là cơ sở quan trọng cho thuyết dung hoà văn hoá của Phạm Quỳnh: “Nếu có khoa học mà không có đạo học thời nh- có vỏ mà không có ruột, không thể thành lập ở đời. Nếu có đạo học mà không có khoa học thời nh- có ruột mà không có vỏ, không thể xông pha đ-ợc ở đời. Cho nên hai bên cần phải điều hoà với nhau. Điều hoà khoa học với đạo học, lòng công lợi với bụng chân thành, tức là điều hoà hai cái văn hoá Đông Tây vậy” [129, 452].
Phạm Quỳnh chủ tr-ơng dung hoà xung đột văn minh Đông- Tây. Nếu cứ để xung đột văn minh Đông- Tây kéo dài sẽ làm cho tiến trình hiện đại hoá dân tộc sẽ chậm lại. Xoá bỏ tâm lý chống đối văn minh ph-ơng Tây là cần thiết để mở đ-ờng cho
dân tộc phát triển. Phạm Quỳnh nhận thức rõ sự khó xử của ng-ời Việt Nam khi phải đối diện với văn minh ph-ơng Tây. Có ng-ời nghi ngờ về kết quả tiếp xúc. Có ng-ời lo lắng đánh mất bản sắc dân tộc. Có ng-ời thì tràn đầy lạc quan về t-ơng lai. Ai cũng có lý do để biện bác cho quan điểm của mình. Vì vậy, vấn đề càng rối rắm và trở nên khó tháo gỡ. Thật khó có thể tìm đ-ợc sự đồng thuận về quan điểm: “Kịp đến buổi phong hội mở mang, á Âu giao thiệp, thời sự xung đột hai cái văn hoá Đông Tây bắt đầu từ đấy (…) Cũng nhắm mắt mà theo mới, nh-ng theo mãi rồi đến đâu? Nếu kết quả chỉ gây ra một giống không Âu không á, nửa Tây nửa Đông, tầm phơ, tầm phất, lốc cốc, lông bông, không nhà không n-ớc, không cha, không ông, thời cũng là uổng công vô ích mà lại để hại về sau. Cũng muốn khu khu mà giữ cũ, nhớ lấy câu “giấy rách giữ lề”, nh-ng mà lại lắm nỗi dở dang, bỏ th-ơng v-ơng tội; những cái nguyên nhân tích nh-ợc trong bấy lâu, đeo đẳng mãi cũng thật khốn!” [129, 448].
Phạm Quỳnh nhấn mạnh cần phải định rõ thái độ ứng xử với văn minh ph-ơng Đông và văn minh ph-ơng Tây. Phạm Quỳnh tán đồng với quan điểm điều hoà, giữ cái hay mà bỏ đi cái dở, lấy khẩu ngữ Thổ nạp Âu- á làm ph-ơng châm hành động. Theo Phạm Quỳnh việc điều hoà văn minh không phải dễ vì văn minh không phải là một vị thuốc có thể cân đong đo đếm cho đúng liều l-ợng đ-ợc bởi văn minh thuộc về tinh thần. Muốn điều hoà hai cái về tinh thần thì phải biết vận dụng trí tuệ một cách sáng