7. Bố cục của luận án
4.4. Chấp nhận Âu hoá
Cuối thế kỷ XIX, Nghiêm Phục đã ra sức kêu gọi Âu hoá Trung Hoa. Ông muốn Âu hoá thật nhanh để Trung Hoa sớm thoát khỏi tình trạng nghèo hèn và đủ sức cạnh tranh sinh tồn. Ông muốn Âu hoá hoàn toàn Trung Hoa vì không muốn có sự pha trộn giữa cũ và mới. Ông phê phán quan điểm Trung học vi thể, Tây học vi dụng và toàn tâm Âu hoá. Nh-ng b-ớc sang đầu thế kỷ XX, nhận thấy những độc hại của văn minh ph-ơng Tây nên ông quay sang thái độ bài bác và toàn tâm với văn hoá cổ Trung Hoa.
Chấp nhận Âu hoá ở Việt Nam không phải là dễ bởi t- t-ởng bài ngoại vẫn nặng nề. Chấp nhận Âu hoá nghĩa là chấp nhận yếu tố đồng hoá và sự mất đi của yếu tố văn hoá cũ. Trong bối cảnh văn minh ph-ơng Tây đã quốc tế hoá thì Âu hoá là giải pháp sinh tồn. Vấn đề đặt ra là Âu hoá ở mức độ nào cho phù hợp, làm sao để vừa Âu hoá vừa gìn giữ đ-ợc bản sắc văn hoá dân tộc.
Tinh thần Âu hoá vốn đ-ợc các nhà cải cách Việt Nam phát động cuối thế kỷ XIX. Nội dung Âu hoá xoay quanh các vấn đề nh- mở cửa quan hệ với ph-ơng Tây, xây dựng quân đội theo kiểu Tây, học tập khoa học kỹ thuật của Tây. Tuy nhiên, chủ tr-ơng Âu hoá đó đã thất bại do sự chống đối của các thế lực bảo thủ trong triều Nguyễn.
Tinh thần Âu hoá đó đã đ-ợc nhà nho cấp tiến kế thừa và phát triển trong những năm đầu thế kỷ XX bằng phong trào duy tân. Âu hoá là hạt nhân của phong trào duy tân. Nội dung Âu hoá rất đa dạng và trên mọi ph-ơng diện t- t-ởng, kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội. Phong trào duy tân đã gây đ-ợc một hiệu ứng xã hội tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số l-ợng nho sĩ đông đảo phản đối văn minh ph-ơng Tây và có hàng vạn thí sinh tham gia những kỳ thi nho học. Rõ ràng, những t- t-ởng và hành động của nhà nho cấp tiến mới chỉ góp phần làm cho văn minh ph-ơng Tây thâm nhập vào Việt Nam dễ hơn, chứ ch-a đủ sức làm thay đổi nhận thức của cả dân tộc Việt Nam lúc đó. Phải cần có thêm thời gian để t- t-ởng Âu hoá của họ đi vào chiều sâu.
Sau lớp nhà nho cấp tiến là lớp trí thức Tây học. Lớp này chịu ảnh h-ởng sâu sắc của văn minh ph-ơng Tây. Họ lớn lên trong bối cảnh mà xã hội Việt Nam, với vai trò đầu tầu của các đô thị, đã b-ớc vào thời kỳ hiện đại hoá trên diện rộng và bề sâu.
Những điều kiện vật chất và tinh thần đã thuận lợi hơn cho lớp trí thức Tây học phát động phong trào Âu hoá.
Nguyễn Văn Vĩnh rất say mê văn minh ph-ơng Tây. Ông một trong những mẫu hình tiêu biểu của lớp trí thức Tây học đã Âu hoá. Ông nói tiếng Pháp l-u loát. Ông năng động trong công việc, từng là thông ngôn, công chức, thầy giáo, nhà báo và kinh doanh. Ông tham gia nhiều tổ chức xã hội, trong đó có Hội nhân quyền Pháp. Ông đi ô tô, mặc Âu phục, thắt cà vạt, đi giầy da, đầu đội mũ phớt và tay cầm gậy ba toong. Ông cho rằng Việt Nam thua kém văn minh Âu châu, đã thua kém ng-ời thì tất phải theo ng-ời. Tuy nhiên, ông không muốn Âu hoá hoàn toàn mà chủ tr-ơng Âu hoá trên nền tảng tiếp biến văn minh ph-ơng Tây. Nghĩa là chỉ thâu nhận lấy những cái văn minh của ng-ời, rồi biến cải đi thành cái của ta. Ông cũng không muốn thâu nhận tất cả văn minh ph-ơng Tây mà chỉ chắt lọc lấy những nhân tố tiến bộ và phù hợp với Việt Nam. Ông tỏ ra thận trọng khi khẳng định thuốc văn minh uống nhầm công phạt còn tệ hại hơn thuốc bệnh.
Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Văn Vĩnh đã cần mẫn chuyên chở văn minh ph-ơng Tây vào Việt Nam. Năm 1907, ông thành lập Hội Dịch sách với mục đích truyền bá văn minh ph-ơng Tây vào Việt Nam để ng-ời dân học hỏi và noi theo. Ông đ-ợc giới trí thức tôn x-ng là quán quân dịch thuật. Ông đã dịch và giới thiệu trên báo chí t- t-ởng của nhiều triết gia ph-ơng Tây nh- Montesquieu, Rousseau, Voltaire, Pascal, Macterlink, France và Simon. Những dịch phẩm này đã góp phần giúp trí thức Việt Nam hiểu t- duy triết học của ph-ơng Tây trực tiếp qua chữ Quốc ngữ, chữ Pháp mà không cần qua chữ Hán nh- tr-ớc nữa. Ông dịch Thơ ngụ ngôn của La Fontaine (44 bài), Truyện trẻ con của Perraut, Gil Blas de Santillane của Lesage (4 quyển), Manon Lescaut (Mai n-ơng Lệ cốt) của Abbé Prévost (5 quyển), Ba ng-ời ngự lâm pháo thủ của Dumas (24 quyển), Những
kẻ khốn nạn của Hugo, Miếng da lừa của Balzac, Guy li ve du ký của Swift, Tê lê mác phiêu lu ký của Fénélon, Truyện các danh nhân Hy Lạp và La Mã của Plutarque, Đàn cừu của chàng Pannaurge của Vayrac, các vở kịch của Molière nh- Tr-ởng giả học làm sang, Ng-ời biển lận, và kịch của Lesage. Những dịch phẩm văn học này đã góp phần
chuẩn bị đất để gieo mầm cho nền kịch nói và văn học Việt Nam hiện đại sau này. Nhiều dịch phẩm đã đ-ợc tập hợp lại và in thành sách Âu Tây t- t-ởng.
Nguyễn An Ninh tuy kịch liệt đấu tranh chống lại ách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nh-ng có chủ tr-ơng Âu hoá. Ông nhận thức đ-ợc những mặt hạn chế của văn minh ph-ơng Tây nh-ng không phủ nhận nó. Ông kêu gọi dân chúng, tr-ớc tiên là đội ngũ trí thức trẻ, phải nỗ lực học hỏi những thành tựu tiến bộ của ph-ơng Tây để làm giàu tri thức cho dân tộc và hiện đại hoá dân tộc. Ông phê phán chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, óc bài ngoại và định kiến với văn minh ph-ơng Tây: “Chủ nghĩa yêu n-ớc với trọng tâm là bài ngoại, chủ nghĩa yêu n-ớc mà kêu gọi báo thù, tự tách mình ra khỏi ng-ời chiến thắng và lên án nền văn minh của họ, chủ nghĩa yêu n-ớc đó, tự cô lập mình trong tháp ngà, và t-ởng rằng mọi thứ ở đó sẽ hoàn hảo. Chủ nghĩa yêu n-ớc mù quáng do cảm tính đó thật tình không có gì đáng khen ngợi cả, mà nó chỉ dẫn đến sự tê liệt và tiêu diệt giống nòi” [162, 164- 165]. Ông nhấn mạnh học theo văn minh ph-ơng Tây chính là mở đ-ờng cho vấn đề giải phóng dân tộc.
Trong những năm 1930, sau một thời gian khá dài chung sống với văn minh ph-ơng Tây, khi mà những điều kiện vật chất và tinh thần đã chín muồi, thì vấn đề thực hiện Âu hoá đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những năm đầu thế kỷ XX. Phong trào Âu hoá đ-ợc phát động mạnh mẽ trên địa bàn các đô thị, với sự trợ giúp tích cực của các ph-ơng tiện truyền thông, tiêu biểu là báo chí. Quan điểm chung của nhóm Phong Hoá là Âu hoá. Đại diện của nhóm là Hoàng Đạo đã khẳng định nh- sau: “Theo mới, hoàn toàn theo mới, không chút do dự. Theo mới nghĩa là Âu hoá. Âu hoá không phải là ăn vận cho đúng mốt ở Paris, nhảy đầm cho đúng điệu, nặn mũi cho lõ, pha thuốc vào mắt cho xanh. Âu hoá là ta phải tìm những điều cốt yếu của văn hoá Tây ph-ơng để áp dụng vào đời ta. Văn hoá của Âu- Mỹ đem sang trồng ở đất ta tự nhiên sẽ biến; những điều hợp với tinh thần riêng của dân tộc An Nam sẽ còn nảy nở ra; những điều không hợp với tự nhiên bị đào thải. Không nên lo ta sẽ hoá ng-ời Pháp nửa mùa, nói tiếng Pháp lai căng. Dân tộc ta hàng ngàn năm đã bị văn hoá Tàu đàn áp mà vẫn giữ đ-ợc tính cách riêng, không đến nỗi hoá ra ng-ời Tàu cả. Vậy bây giờ, ta đem văn hoá
Thái Tây áp dụng vào cuộc đời, mũi ta cũng không đến nỗi hoá lõ, và ta cũng không đến nỗi mất tinh thần riêng của ta. Những ng-ời thủ cựu th-ờng cho những sự thay đổi cỏn con theo văn hoá Thái Tây là sự ác ghê gớm. Đàn bà mặc quần áo trắng, hay rẽ đ-ờng ngôi lệch, họ đổ cho ngay là để phá hoại cả luân lý, hô hào theo chủ nghĩa cá nhân, họ định cho ngay là muốn phóng túng những dục vọng đáng bỉ. Nh-ng bọn trẻ ta phải mặc cho họ cứ thẳng đ-ờng mà tiến, không do dự, không ngã lòng. T-ơng lai sẽ đem đến những phần th-ởng quý ban cho ta. Lẽ tự nhiên, trong lúc áp ạt xô đẩy nhau vào cuộc Âu hoá không khỏi có nhiều kẻ vì hiểu lầm văn hoá Thái Tây mà coi cuộc đời nh- một nơi để h-ởng những sự khoái lạc chốc lát. Nh-ng không thể dựa vào những việc ấy mà bảo rằng Âu hoá là một điều không nên theo. Con dao có khi cắt đứt tay, nh-ng nào ai nói con dao là một đồ vật không nên dùng? Vậy, mạnh bạo, hăng hái, chúng ta nên đ-a nhau vào con đ-ờng mới, rộng rãi và đầy ánh sáng của văn hoá Âu Mỹ. Hy vọng của ta chỉ có ở đấy thôi” [35, 224].
Quan điểm Âu hoá của Hoàng Đạo là chấp nhận và học theo văn minh ph-ơng Tây. Nh-ng Âu hoá không phải là cố làm sao bắt ch-ớc cho thật giống ng-ời Tây về nhân chủng, trang phục và lối sống. Âu hoá nh-ng vẫn phải giữ đ-ợc tinh thần của dân tộc. Ông nhấn mạnh tính hai mặt của văn minh ph-ơng Tây, nh-ng cho rằng không chỉ vì những mặt tiêu cực mà chối bỏ nó. Ng-ời Việt Nam cần phải hăng hái tiến lên đi trên con đ-ờng văn minh của Âu- Mỹ. Đó cũng chính là lối thoát cho dân tộc Việt Nam. Quan điểm Âu hoá của Hoàng Đạo dựa trên bản thể luận về t- t-ởng dung hoà, dung hoá và dung hợp mà tr-ớc đó Phạm Quỳnh đã từng nêu ra. Chẳng qua việc thực hành Âu hoá của nhóm Phong Hoá- Ngày Nay mà Hoàng Đạo là một trong những ng-ời đứng đầu diễn ra mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và có chiều sâu hơn. Cũng phải nói thêm là nhóm Nam Phong do Phạm Quỳnh đứng đầu chịu sự bảo trợ của ng-ời Pháp và Nam triều nên tiếng nói của họ yếu thế hơn. Còn nhóm Phong Hoá- Ngày Nay có tính độc lập và đối lập với chính quyền thực dân rõ rệt, nên tiếng nói của họ mạnh mẽ hơn và có tác động đến quần chúng tốt hơn.
Trong một bài diễn thuyết tại Hội Trí Tri ở Nam Định ngày 11- 8- 1934, diễn giả Nguyễn Văn Hiếu đã thuyết trình về Cuộc tiến hoá của dân tộc Việt Nam xoay quanh
chủ đề Âu hoá. Nguyễn Văn Hiếu cho rằng cuộc Âu hoá của Việt Nam bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX khi vua Gia Long nhờ ng-ời Pháp giúp khôi phục lại cơ nghiệp tổ tiên. Nh-ng triều Nguyễn đã không muốn Âu hoá khi kh-ớc từ các đề nghị cải cách. Nguyên nhân là do ảnh h-ởng quá sâu đậm văn hoá Trung Hoa, coi ng-ời khác là man di không chịu mở cửa đất n-ớc. Nguyễn Văn Hiếu cho rằng công cuộc Âu hoá diễn ra không đồng đều ở ba kỳ, Nam Kỳ Âu hoá mạnh hơn so với Bắc và Trung Kỳ, thành thị Âu hoá mạnh
hơn so với nông thôn[49, 153].
Ng-ời Việt Nam sau một thời kỳ Âu hoá đã đạt đ-ợc những tiến bộ rất cụ thể. Một là về ph-ơng diện vật chất: Cách sinh hoạt ở thành thị đã náo nhiệt sầm uất hơn x-a. Trong khi các cụ x-a thích một cuộc đời an nhàn, tĩnh mịch thì nay ng-ời dân thích cạnh tranh. Sự cạnh tranh bắt nguồn từ những ham muốn vật nhất, nh- muốn đ-ợc ăn trắng mặc trơn, muốn đ-ợc lên xe xuống ngựa, muốn đi tắm biển Đồ Sơn, muốn đi nghỉ mát Tam Đảo. Cạnh tranh đã làm cho canh nông tiến bộ, th-ơng mại mở mang, công nghệ phát đạt. Hai là về ph-ơng diện tinh thần. Do hai nền văn hoá Đông- Tây xung đột nên ng-ời dân Việt Nam phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng về t- t-ởng không biết đi về h-ớng nào cho phải. Ngoài ra Nguyễn Văn Hiếu còn nhấn mạnh đến những ảnh h-ởng Âu hoá khác nh- sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân trong lớp trẻ đ-ợc thể hiện trong tình yêu, hôn nhân và gia đình, sự phát triển về giáo dục, văn học nghệ thuật, sự chuyển
biến tích cực của nữ giới trên các ph-ơng diện[49, 156].
Nguyễn Văn Hiếu cũng tỏ ra khách quan khi chỉ ra một số mặt tiêu cực của Âu hoá, nh-ng cho rằng không nên vì những hạn chế đó mà cho rằng phong hoá suy đồi, c-ơng th-ờng đảo ng-ợc. Âu hoá là con đ-ờng tất yếu, con đ-ờng đ-a đến tiến bộ. Thế nh-ng Nguyễn Văn Hiếu đã bộc lộ rõ quan điểm thân Pháp khi đặt niềm tin vào sự khai hoá chân thành của ng-ời Pháp. Nguyễn Văn Hiếu tin n-ớc Pháp là ng-ời thầy có đủ t- cách, năng lực và sự tận tâm để dẫn đ-ờng chỉ lối cho dân tộc Việt Nam, tin rằng n-ớc Pháp nghĩa hiệp, nhân đạo và cao th-ợng sẽ giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Nguyễn
Văn Hiếu khẳng định nếu muốn tiến lên, không muốn chết thì chỉ có thể trông cậy vào
n-ớc Pháp[49, 157].
Quan điểm Âu hoá thân thực dân, ủng hộ chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam thì thật sự nguy hiểm. Nó chẳng những không giúp cho dân tộc tiến bộ, mà còn làm suy giảm ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Quan điểm Âu hoá của Nguyễn Văn Hiếu không phản ánh tinh thần Âu hoá chung của giới trí thức Việt Nam.