Tổng quan về chính sách văn hoá của Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 62)

7. Bố cục của luận án

2.1. Chính sách văn hoá của thực dân Pháp

2.1.1. Tổng quan về chính sách văn hoá của Pháp

Ngày 25- 5- 1881, Chính phủ Pháp đã ban hành Sắc lệnh quy định: “Dân bản xứ An Nam, sinh ra và c- ngụ ở Nam Kỳ là ng-ời Pháp, một khi ng-ời dân bản xứ đã chấp nhận sự thống trị của ng-ời Pháp thì họ bắt buộc phải học tiếng của chúng ta và chấp nhận những phong tục tập quán của chúng ta, chúng ta không thể nào ban bố tất cả những quyền lợi của một công dân cho những ai không hiểu đ-ợc nền văn minh của chúng ta” [165, 31]. Điều 1 của Sắc lệnh này ghi rõ: “Những ai đã sinh đẻ ở Nam Kỳ là ng-ời Pháp, tuy nhiên họ có thể tiếp tục phải theo các luật lệ hiện hành của ng-ời An Nam. Và nếu họ muốn, bắt đầu từ 21 tuổi, họ có thể làm đơn xin nhà cầm quyềnPháp để đ-ợc h-ởng tất cả những quyền lợi của một công dân Pháp. Trong tr-ờng hợp đó, họ phải tuân theo, cùng với vợ và con cái còn vị thành niên, những luật lệ dân sự và chính trị áp dụng cho những người Pháp ở thuộc địa” [165, 31- 32]. Năm 1885, Thủ t-ớng Pháp là Jules Ferry tuyên bố: “Bổn phận của các nòi giống thượng đẳng là phải giúp đỡ các nòi giống hạ đẳng để đưa họ thoát ra khởi sự man rợ” [31, 617]. Sắc lệnh và lời tuyên bố của Jules Ferry đã cho thấy rõ chính sách đồng hoá của thực dân Pháp. Trong quá trình cai trị Việt Nam, ng-ời Pháp né tránh cụm từ đồng hoá mà thay bằng cụm từ

khai hóa văn minh nghe có vẻ mềm mại hơn và dễ đ-ợc ng-ời bản xứ chấp nhận hơn.

Âm m-u đồng hoá nằm sâu trong chính sách cai trị của ng-ời Pháp ở Việt Nam. Jules Harmand, ng-ời đại diện cho Chính phủ Pháp ký bản Hiệp -ớc Harmand năm 1883, đã nhận định như sau: “Đứng về lịch sử, dân tộc An Nam có sự thuần nhất, tinh thần yêu n-ớc cao độ và ý thức về nòi giống sâu sắc. Nếu những nhân tố này đ-ợc hội tụ trong một mối căm thù chung mà ng-ời Pháp là đối t-ợng thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Thật sai lầm khi nghĩ rằng ng-ời Việt Nam bị chia thành Nam Kỳ và Bắc Kỳ, bởi

trên thực tế chỉ có một cộng đồng ng-ời Việt Nam duy nhất với đ-ờng biên giới từ Quảng Tây cho đến tận biên giới Cao Miên và Xiêm. Ng-ời Việt Nam có cùng ý nghĩ, phong tục, khát vọng, hận thù, tổ chức, tiếng nói và luật pháp. Mọi ng-ời dân đều biết đến những chiến tích chống giặc ngoại xâm” [31, 692]. Với những lý lẽ trên, Harmand cho rằng ng-ời Pháp không thể coi th-ờng, dù là những sự cố nhỏ nhất, trong công cuộc chinh phục Việt Nam. Theo Harmand, ng-ời Pháp cần phải chia cắt lãnh thổ Việt Nam để làm tan rã sự cố kết của n-ớc Việt Nam nhằm tránh một cuộc nổi dậy của toàn thể dân chúng. Trên tinh thần đó, bản Hiệp -ớc Harmand đã chia cắt lãnh thổ Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ và Bắc Kỳ là xứ bán bảo hộ.

ảnh h-ởng sâu đậm của văn hoá Trung Hoa ở Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh đè nặng lên đầu các nhà thực dân. Một trong những biện pháp trọng tâm đối với các nhà hoạch định chiến l-ợc là làm sao loại bỏ đ-ợc văn hoá Trung Hoa ra khỏi xã hội Việt Nam càng nhanh càng tốt. Toàn quyền Đông D-ơng là Paul Doumer đã nhận thức sâu sắc về ảnh h-ởng của nền giáo dục Trung Hoa đối với ng-ời Việt Nam: “Những nguyên tắc làm cho gia đình vững chắc, cha mẹ đ-ợc tôn kính, chính quyền đ-ợc tuân thủ đều rút ra từ các sách Hán học. Bắt đầu tập đọc những chữ đầu tiên là họ học những nguyên tắc d-ờng cột của luân lý đạo Nho, họ khắc sâu vào lòng những nguyên tắc sẽ h-ớng dẫn họ suốt cả cuộc đời. Chính các tr-ờng làng sẽ cung cấp cho họ nền giáo dục đó” [73, 30].

Sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán ở Việt Nam cũng không thể giúp ng-ời Pháp có biện pháp hữu hiệu nào có thể giảm thiểu đ-ợc tâm lý thù địch và chống đối dai dẳng của ng-ời dân bản xứ. Ng-ời Pháp thấy rõ sự hão huyền khi muốn biến ng-ời Việt Nam thành ng-ời Pháp. Nguy cơ thất bại của chính sách đồng hoá là điều sớm có thể đoán định đ-ợc và không thể tránh khỏi. Vấn đề nên hay không nên tiếp tục thực hiện chính sách đồng hoá đã đ-ợc tính đến. Năm 1930, Toàn quyền Đông D-ơng Pasquier đã nghi ngờ sự thành công của chính sách đồng hóa: “Từ hàng triệu năm nay, châu á có nền đạo đức học của riêng mình, nền nghệ thuật của riêng mình, nền siêu hình học của riêng mình, các mơ -ớc của mình. Họ có thể hấp thụ các t- t-ởng Hy Lạp

và La Mã của chúng ta đ-ợc hay không? Điều đó có đáng làm hay không? Cho đến tận ngày nay, theo sự tiếp xúc của chúng tôi, nó chỉ đ-ợc tiến hành theo kiểu bắt ch-ớc. Họ cố đi trên một con đ-ờng song song với con đ-ờng của chúng ta. Có một sự liền kề với nhau. Có thể thấy đ-ợc một sự thâm nhập sâu kín đ-ợc không? Tìm ở đâu cho thấy chất kết dính xi măng và mối quan hệ giữa ng-ời châu á và chúng ta?” [12, 285]. Tổng Trú sứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Paul Bert nhận xét thật khó nô dịch đ-ợc dân tộc An Nam, bởi dân tộc này đã hai lần chiến thắng quân xâm l-ợc Trung Hoa, đã tiêu diệt dân tộc Chàm, đánh lui dân tộc Khơme và đã từng có 4.500 năm lịch sử.

Có một điểm t-ơng đồng giữa ng-ời Việt Nam và ng-ời Pháp ở chỗ cả hai bên đều cổ vũ cho phong trào học chữ Quốc ngữ nh-ng không đồng nhất về mục tiêu. Ng-ời Pháp muốn sử dụng chữ Quốc ngữ nh- một ph-ơng tiện để cắt đứt mọi sự tiếp xúc giữa trí thức Việt Nam và Trung Hoa, cắt đứt ảnh h-ởng của văn hoá Trung Hoa ở Việt Nam, cắt đứt sợi dây kết nối với quá khứ. Theo Piri, hội viên Tr-ờng Viễn Đông bác cổ, nhận xét thì nền giáo dục bản xứ vốn dựa theo khuôn mẫu của Trung Hoa. Nhà nho chỉ hiểu, biết qua Trung Hoa và theo Trung Hoa một cách lâu dài. Do đó cần phải chuyển h-ớng giáo dục, phổ thông hoá chữ Quốc ngữ và đ-a chữ Pháp vào giáo dục bậc cao. Còn ng-ời Việt Nam học chữ Quốc ngữ là để hiện đại hoá dân tộc.

Đến đầu thế kỷ XX, chính sách c-ỡng bức đồng hoá của thực dân Pháp đã tỏ ra không có hiệu quả, thậm chí còn vấp phải sự chống đối quyết liệt từ phía những ng-ời Việt Nam vốn giàu tinh thần dân tộc. Đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều bất lợi nh- cuộc Cách mạng Tân Hợi ( năm 1911) ở Trung Hoa, sự chú ý của Đức sang vùng Viễn Đông, Cách mạng Tháng M-ời Nga (năm 1917) thành công, n-ớc Pháp chìm ngập

trong Thế chiến thứ nhất (1914- 1918), ng-ời Pháp đã phải điều chỉnh chính sách chính trị và văn hoá ở Việt Nam theo h-ớng mềm dẻo hơn. Về chính trị, ng-ời Pháp nêu cao các chiêu bài “Pháp- Việt đề huề”, “Pháp- Việt nhất gia” và “Pháp- Việt t-ơng thân” nhằm xoa dịu sự chống đối của ng-ời Việt Nam. Về văn hoá, ng-ời Pháp đã lôi kéo giới trí thức Việt Nam vào những vấn đề văn hoá, dùng văn hoá để ru ngủ họ nhằm tách họ khỏi nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Ng-ời Pháp còn khuyến khích trí thức Việt Nam

bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Phải chăng ng-ời Pháp đã từ bỏ ý định đồng hoá? Thực tế là họ ngấm ngầm thực hiện đồng hoá bằng giải pháp hợp tác một cách khéo léo và thâm hiểm hơn.

Thể hiện thiện chí hợp tác của mình, ng-ời Pháp cho thành lập và bỏ tiền bảo trợ cho các hội văn hoá, tiêu biểu là Hội Khai trí tiến đức. Năm 1919, Hội Khai trí tiến đức ra đời tại Hà Nội với mục đích mà theo Louis Marty, Hội tr-ởng đồng thời là Giám đốc an ninh Đông D-ơng, là cốt để mở mang trí thức và rèn tập đạo đức cho ng-ời dân An Nam. Hội viên là những ng-ời có quyền lực, học thức và giàu có, tiêu biểu nh- Hoàng Trọng Phu, Thân Trọng Huề, Phạm Văn Thụ, Trần Văn Thông, Chế Quang Ân và Trần Trọng Kim (đại quan); Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác và Phạm Duy Tốn (trí thức th-ợng l-u). Hội th-ờng tổ chức các hoạt động văn hoá nh- giới thiệu các tác phẩm văn học cổ kim, diễn kịch và diễn thuyết. Mặc dù nỗ lực truyền tải văn minh ph-ơng Tây vào Việt Nam, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, thế nh-ng nhiều hội viên đã bị thực dân Pháp lợi dụng và lừa gạt, ảo t-ởng và ngộ nhận về khả năng hợp tác Pháp- Việt và sự thành tâm khai hoá văn minh của ng-ời Pháp. Một số ng-ời vì danh lợi trở thành tay sai của thực dân Pháp.

Hai nhà nghiên cứu sử học ng-ời Pháp là Brocheux và Hémery đã nhận xét về chính sách đồng hoá của thực dân Pháp ở Đông Dương như sau: “Trong chế độ thuộc địa, mẫu quốc ấn định ph-ơng h-ớng cho công việc giáo dục, xuất bản, báo chí và điện ảnh. Chính quyền trợ cấp hay kiểm duyệt, cản trở hoặc tạo điều kiện cho việc đi lại hoặc truyền bá ý t-ởng. Sự cai trị về tập quán có thể dẫn đến việc thay đổi tâm tính nhanh lên hoặc chậm đi. Việc truyền bá văn minh Pháp là mục đích đã đ-ợc xác nhận, còn trong thâm tâm thì nó lại có ý nghĩa là sẽ thay thế cho nền văn hoá hiện có. Ng-ời Pháp bắt trẻ con Đông D-ơng thừa nhận tổ tiên chúng là ng-ời Gaulois. Đây là một nghịch lý, một minh chứng cụ thể cho âm m-u đồng hoá giống nòi. Nh-ng các thầy cô giáo không thể tin chắc mình có thể gieo vào đầu óc học trò niềm tin vào một nguồn gốc tổ tiên Xentơ nào đó. Đối với học trò thì truyền thống, cuộc sống và nhân chủng là sự phủ nhận bài học nói trên. Ng-ời Pháp áp dụng một ch-ơng trình giảng dạy giống

nh- ở bên Pháp, sử dụng các sách giáo khoa không phù hợp trong môi tr-ờng thuộc địa. Mục đích chính trị đã hiển hiện rõ. Nh- vậy, ng-ời ta không còn gì để phải tranh cãi gì nữa về ý định tạo nên một xã hội mới của các nhà cai trị, việc đồng hoá văn hoá và tính chất tập trung về chính trị” [12, 167].

2.1.2. Chính sách văn hóa của một số viên Toàn quyền Đông D-ơng

Đồng hoá luôn là một trong những vấn đề gây bối rối nhất đối với chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam. Ban đầu ý đồ đồng hoá là rất rõ và không thể chối cãi đ-ợc, nh-ng càng về sau ng-ời Pháp nhận thấy khó lòng thực hiện đ-ợc khi phải đối diện với một dân tộc có bề dày lịch sử và văn hoá lâu đời nh- Việt Nam. Để tránh thất bại, những viên Toàn quyền Đông D-ơng có sự hiểu biết sâu sắc về Việt Nam nh- Sarraut, Varenne, Pasquier và Merlin đều có những điều chỉnh trong chính sách văn hoá đối với ng-ời bản xứ. Một trong những điểm dễ nhận thấy trong t- duy của họ là cố tình chính trị hoá văn hoá.

Chính sách của Toàn quyền Albert Sarraut

Trong bài diễn thuyết La mission civilisatrice de la France (Sứ mệnh khai hoá

văn minh của n-ớc Pháp) tại Tr-ờng Cao đẳng xã hội học ở Pháp, Albert Sarraut đã

nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thuộc địa đối với n-ớc Pháp, nhất là những lợi ích kinh tế to lớn mà thuộc địa cung cấp cho n-ớc Pháp. Đồng thời Sarraut còn tán d-ơng những chính sách khai hoá của n-ớc Pháp đối thuộc địa: “Nước Pháp ta là nước đã đề x-ớng ra cái chủ nghĩa nhân quyền, lịch sử chan chứa một cái t- t-ởng công nghĩa, nên vẫn từng phản đối cái lý thuyết khốc hại kia cho rằng giống ng-ời nào đã kém thời cứ hèn kém mãi mãi; n-ớc Pháp vẫn biết rằng những giống ng-ời ấy ngày nay tiến hoá còn chậm chạp, nh-ng biết thế mà cố tìm ph-ơng đặt cách giúp đỡ cho b-ớc mau lên; các dân tộc cổ lỗ kia ví nh- một đống đất sét ch-a thành hình, n-ớc Pháp ra tay nặn cho nên một nhân loại mới (…) Công việc đó cao th-ợng biết là d-ờng nào, tốt đẹp và lớn lao là d-ờng nào, ai đã đ-ơng lấy mà làm, thời phải có trí khôn ngoan, phải có bụng nhân từ, phải có lòng hữu ái, mà lại phải cho sáng suốt, cho kiên nhẫn. Cái công khai hoá ấy đối với những dân tộc còn kém hèn, không thể một buổi mà thành đ-ợc, không

thể biến hoá mau cho đến nỗi chỉ trong một thời kỳ ngắn có thể rút lại cái b-ớc đ-ờng dài của mấy m-ơi thế kỷ đã xa cách các dân tộc ấy với ta trong cuộc tiến hoá về trí thức và tinh thần” [142, 36]. Rõ ràng Sarraut đã đánh giá thấp trình độ văn minh của các thuộc địa và đề cao văn minh Pháp. Sarraut sử dụng chiêu bài khai hoá văn minh để bao biện cho chủ nghĩa thực dân, coi n-ớc Pháp phải có trách nhiệm khai hoá lâu dài ở thuộc địa chỉ để che đậy âm m-u muốn cai trị thuộc địa đ-ợc lâu dài mà thôi.

Trong bài diễn thuyết tại Hội Khai trí tiến đức, Sarraut đã khéo léo lợi dụng vấn đề văn hoá vào các vấn đề chính trị xã hội. Sarraut bày tỏ sự tin t-ởng Hội Khai trí tiến đức sẽ phụng sự hết lòng cho sự nghiệp khai hoá văn minh của n-ớc Pháp, kêu gọi ng-ời Pháp và ng-ời Việt Nam phải đồng tâm hiệp lực để làm cho ng-ời Việt Nam đ-ợc sung s-ớng.

Trong bài La doctrine coloniale de la France (Thuyết thuộc địa của n-ớc Pháp), Sarraut sử dụng chiêu bài khai hoá văn minh để phản bác lại quan điểm chống thực dân của những ng-ời cộng sản khi họ cho rằng sự xâm l-ợc thuộc địa là để phục vụ cho lợi ích của các n-ớc thực dân, nhấn mạnh quyền đ-ợc bảo hộ và khai thác thuộc địa của n-ớc Pháp. Bởi n-ớc Pháp mạnh hơn, giỏi hơn và văn minh hơn nên có quyền đ-ợc che chở cho các n-ớc yếu kém [14, 84- 87].

Sarraut nhấn mạnh Đông D-ơng là một bộ phận không thể tách rời của n-ớc Pháp, là một n-ớc Pháp nhỏ ở á Đông, và không có bất cứ lý do gì để tách khỏi n-ớc Pháp. Dựa trên cơ sở về sự chênh lệch văn minh, Sarraut cho rằng ở các thuộc địa ch-a đủ trình độ văn minh cần thiết để có thể đứng tự lập đ-ợc. Suy cho cùng dù với lý lẽ gì Sarraut vẫn c-ơng quyết bảo vệ chủ nghĩa thực dân và sử dụng văn minh Pháp nh- một thứ vũ khí biện minh. Theo Sarraut do có sự hơn kém văn minh giữa các giống ng-ời khác nhau, nên không có sự bình đẳng giữa các giống ng-ời và không thể bình đẳng về chính trị đ-ợc. Sarraut phản đối cho toàn thể dân chúng thuộc địa đ-ợc nhập Pháp tịch, cho thuộc địa quyền tự trị, và cho dân chúng thuộc địa quyền phổ thông đầu phiếu [15, 102- 103].

Chính sách của Toàn quyền Pierre Pasquier

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức việt nam đối diện với văn minh phương tây thời pháp thuộc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)