Kết cấu trùng phức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học việt nam từ 1986 đến nay (Trang 121 - 123)

7. Cấu trúc của luận án

4.1. Kết cấu đa dạng

4.1.2. Kết cấu trùng phức

Nếu kết cấu phân mảnh nằm trên trục kết hợp (trục ngang, trục thời gian) thì kết cấu trùng phức nằm trên trục lựa chọn (trục dọc, trục không gian). Kết cấu trùng phức là kết cấu nhiều tầng được kiến tạo từ các nhân tố vừa khác biệt vừa lặp lại, vừa tiến triển vừa láy lại nhiều khi không theo quy luật nào mà cũng hết sức ngẫu hứng. Kết cấu này cũng được sử dụng nhiều trong các nghệ thuật tạo hình hiện đại. Hiệu quả của nó là sự tô đậm, nhấn mạnh (nhưng không hề theo kiểu phóng đại, lặp cổ điển) những kí ức, ấn tượng, ám ảnh tâm lí. Trong hồi kí văn học ở Việt Nam sau 1986, kết cấu này cũng ược sử dụng khá thường xuyên. Biểu hiện của nó là sự lặp đi lặp lại những nhân vật, sự kiện, chi tiết, môtíp, thậm chí cả chính kết cấu (nhưng không phải là nguyên xi, máy móc) ở trong nội bộ tác phẩm và liên tác phẩm (theo cách đọc liên văn bản, tức là lặp đi lặp lại từ tác phẩm này sang tác phẩm khác). Dường như, đó là cách để các tác giả khắc sâu, nhắc nhở, hồi cố một cách riết róng những kỉ niệm, kinh nghiệm, bài học,… từ quá khứ. Hoặc ngược lại, chính những kí ức sâu sắc, những “vết hằn” tâm lí đã tạo nên hiện tượng kết cấu

trùng phức này nhìn từ tâm lí học sáng tạo nghệ thuật. Kết cấu trùng phức cũng góp phần biểu hiện cái nhìn của tác giả hồi kí về hiện thực cuộc sống nhiều tầng bậc, đa dạng cần phải trở đi trở lại, lật đi lật lại mới mong thấu hiểu, cảm thông. Kết cấu trùng phức do vậy là một hình thức của tư duy nghệ thuật rất đáng chú ý trong thể hồi kí nói chung và hồi kí văn học sau 1986 nói riêng. Và đây không chỉ là vấn đề hình thức mà còn chứa đựng những vấn đề khá sâu của nội dung tư tưởng, tâm lí học sáng tạo nghệ thuật. Những sự lặp lại, trùng điệp cũng phản ánh mức độ quan tâm hay ám ảnh đối với một vấn đề, một chủ đề nào đó của những tác giả hồi kí văn học sau 1986. Có thể thấy điều đó trong nhiều hồi kí và nhiều tác giả, như: Tô Hoài, Mộng Tuyết, Anh Thơ, Bùi Ngọc Tấn, Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh,... Chẳng hạn, ở Tô Hoài chủ đề cải cách ruộng đất, chủ đề Nhân văn Giai phẩm trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm hồi kí (hoặc có thiên hướng hồi kí) của ông như: Chân dung

văn học, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Ba người khác,… Kí ức về một số nhân vật như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên Hồng,… cũng trở đi trở lại trong các tác phẩm đó như những ám ảnh. Hồi kí của Anh Thơ cũng trải dài và lặp đi lặp lại nhiều kí ức trong 3 tập: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu

hú, Bên dòng chia cách. Hồi kí Mộng Tuyết để “chồng lấn” lên nhau những ghi chép của bản thân và những tư liệu của “nhân vật chính” trong hồi kí của bà là thi sĩ Đông Hồ - nhân vật cũng trở đi trở lại trong hồi kí của bà với cùng một sự kiện hoặc thời điểm. Và đặc biệt, hồi kí Bùi Ngọc Tấn trở đi trở lại với vụ chỉnh huấn Nhân văn và đánh “xét lại”, thời gian tù đày oan uổng cũng như trở đi trở lại với những “người bạn” như Nguyên Hồng, Phù Thăng, Dương Tường, Lê Bầu, Mạc Lân… và được láy đi láy lại trong các hồi kí (hoặc tự truyện, tiểu thuyết): Chuyện kể năm 2000, Rừng xưa xanh lá, Một thời để mất. Tất nhiên, so với kiểu kết cấu phân mảnh thì kết cấu trùng phức

không đậm nét và phổ biến bằng. Nó chỉ xuất hiện ở những người viết nhiều hồi kí, “thâm canh” trên hồi kí mà thôi, tức là những người có nhu cầu riết

róng viết hồi kí và qua đó là riết róng “đi tìm thời gian đã mất” và qua đó là đi tìm sự thật và suy ngẫm sâu hơn về nhân sinh và về lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học việt nam từ 1986 đến nay (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)