Nghiên cứu hồi kí văn học từ 1986 đến nay như những dẫn chứng để làm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học việt nam từ 1986 đến nay (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc của luận án

1.3. Tình hình nghiên cứu hồi kí văn học từ 1986 đến nay

1.3.3. Nghiên cứu hồi kí văn học từ 1986 đến nay như những dẫn chứng để làm

làm sáng tỏ đặc trưng thể loại hồi kí hoặc kí trong lịch sử văn học

Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình từ điển (thuật ngữ) văn học, giáo trình lí luận văn học, luận án như: Từ điển văn học (2 tập) (Phùng Văn Tửu, Đỗ Đức Hiểu cb) (1983, 1984) [63] [64]; Giáo trình Lí luận

(1987, 2006) [118] [168]; Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam

sau 1975 (Nguyễn Thị Bình) [19]; Giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức,

Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành,…) (1997) [148];

Từ điển thuật ngữ văn học (Nguyễn Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,…cb) (1997) [54]; Giáo trình dẫn luận thi pháp học (Trần Đình Sử) [168]; 150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân) (1999) [5]; Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3, Nguyễn Văn Long cb, 2002) [111]; Từ điển văn học (bộ mới)

(Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu cb) (2004) [65]; Giáo trình lí luận văn học (tập 2, Trần Đình Sử cb) [169], Tự sự học: những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh cb) (2003, 2008) [171][172];

Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn cb, 2006) [112]; Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập 2 (Nguyễn Văn Long cb, 2007) [110]; Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường (Nguyễn Văn Long, 2009) [113]; Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập 3, 2010) (Mai Hương cb) [90], Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) (2011)

[2011];v.v… Ngoài ra, còn có các công trình về loại hình kí hay thể loại hồi kí như: Nguyễn Văn Dân (“Hồi kí văn học - tiềm năng và hạn chế”, 2008) [30]; Nguyễn Thị Ngọc Minh (Kí - những vấn đề đặc trưng thể loại, 2005 [129]; Kí như là một loại hình diễn ngôn, 2013) [130]; Vương Trí Nhàn (“Điểm lại quan niệm về hồi kí và các hồi kí đã in trong khoảng 1990 - 2000) [144], Lê Thị Lệ Thuỷ (Hồi kí văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam

hiện đại nhìn từ góc độ thể loại, 2017) [201];v.v… Các công trình này chủ yếu khai thác hồi kí văn học từ 1986 đến nay như những cứ liệu, dẫn chứng để minh hoạ cho những vấn đề lí luận về loại hình kí nói chung và thể loại hồi kí nói riêng trong lịch sử văn học, đặc biệt là văn học Việt Nam từ sau 1975 và thậm chí sau 1986 (“viết về người thật việc thật”, “người trần thuật”, “loại hình diễn ngôn”, “kết cấu tự sự”, “dòng hồi tưởng”, “mã sự thật”, “ngôn ngữ sự thật”, “mã ý thức hệ”, “cái tôi tác giả”, “hình thức nghệ thuật đa dạng độc đáo”,v.v…). Những vấn đề mang tính lí thuyết và lịch sử văn học như thế này

rất hữu ích cho luận án của chúng tôi bởi lẽ nó cung cấp những tri thức lí thuyết, đặc biệt là những tri thức có liên quan đến “tư duy nghệ thuật” cũng như những tri thức văn học sử có tính chất nền tàng để làm nên khung lí thuyết và cơ sở văn học sử vững chắc cho luận án.

Như vậy, có thể thấy, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu các tác phẩm hồi kí văn học từ 1986 đến nay từ hướng tiếp cận tư duy nghệ thuật của thể loại. Do đó, đề tài của chúng tôi mong muốn góp phần bổ sung một cái nhìn, một góc đánh giá thể loại hồi kí văn học từ 1986 đến nay, qua đó, mong muốn phục dựng lại phần nào thành tựu và sự vận động của thể loại này ở Việt Nam trong khoảng 30 năm qua.

* Tiểu kết chƣơng 1

Hồi kí văn học là một thể loại có sự kết hợp cốt lõi ba yếu tố: sự thật lịch sử khách quan (của quá khứ); nhận thức, cái nhìn chủ quan (của cái tôi tác giả trong hiện tại) và bối cảnh thời đại viết (trong hiện tại). Vì vậy, tư duy nghệ thuật trong hồi kí cũng khá đặc biệt khi có sự kết hợp và đấu tranh giữa các nhân tố đối xứng: chủ quan - khách quan; quá khứ - hiện tại; cá nhân - thời đại; cụ thể - khái quát,... Hồi kí văn học chỉ thực sự phát triển mạnh trong một thời đại mà nhu cầu nhận thức sự thật lịch sử lẫn việc đề cao nhận thức, cái nhìn chủ quan của cá nhân được tôn trọng. Chính vì vậy, hồi kí văn học phát triển mạnh mẽ, rực rỡ trong giai đoạn từ 1986 đến nay. Sự phát triển đó dẫn đến nhu cầu đọc, nghiên cứu hồi kí rất mạnh trong giai đoạn này. Các công trình nghiên cứu trước đây đã làm được rất nhiều việc khi khảo sát các tác phẩm hồi kí văn học sau 1986. Nhưng có thể nói, chưa công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu tư duy nghệ thuật trong các tác phẩm đó một cách tập trung, toàn diện, cập nhật. Luận án của chúng tôi ra đời trong bối cảnh đó.

Chƣơng 2

TƢ DUY NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÍ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY NHÌN TỪ CÁC “MÃ QUAN NIỆM” CHỦ YẾU

Ở chương này, chúng tôi trình bày tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học từ 1986 đến nay thông qua các “mã quan niệm” được dùng để nghiên cứu thể loại này. Theo đó, chúng tôi sẽ trình bày biểu hiện của tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học từ 1986 đến nay từ ba “mã quan niệm” chính: “mã sự thật” (kí phản ánh sự thật), “mã chủ quan” (kí được phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả) và “mã tư tưởng thời đại” (kí chịu ảnh hưởng của tư tưởng thời đại).

Thực ra, mỗi người viết hồi kí đều có một mục đích, quan điểm khác nhau rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng thiên hướng: “Có người viết để tái hiện một thời đại với lịch sử và những nhân vật của thời đại đó. Có người viết để suy ngẫm hay độc thoại với chính mình. Có người viết như một sự sám hối, một sự tự kiểm điểm nhưng có người viết để tôn vinh cá nhân mình hoặc trả thù một hay những người khác”... [115]. Nhưng trong sự đa dạng đó, chúng ta vẫn thấy một số điểm chung trong quan niệm viết của các tác giả hồi kí văn học từ 1986 đến nay. Thực ra, các tác giả hồi kí văn học ít khi phát biểu quan niệm viết của mình. Chỉ có một số ít tác giả “hé mở” một chút trong những lời nói đầu các tác phẩm hồi kí hoặc trong các bài phỏng vấn, tâm sự. Dù ít nhưng những ý kiến đó là hết sức quý giá để hiểu quan niệm trần thuật của họ trong hồi kí văn học. Dựa trên những ý kiến đó, kết hợp với việc đối chiếu, liên hệ với thực tiễn viết hồi kí của họ, chúng tôi đã hệ thống lại thành các luận điểm thể hiện quan điểm sáng tác của các tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học việt nam từ 1986 đến nay (Trang 43 - 46)