Phê bình, nghiên cứu tác phẩm hồi kí của những tác giả tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học việt nam từ 1986 đến nay (Trang 35 - 39)

7. Cấu trúc của luận án

1.3. Tình hình nghiên cứu hồi kí văn học từ 1986 đến nay

1.3.1. Phê bình, nghiên cứu tác phẩm hồi kí của những tác giả tiêu biểu

Những nghiên cứu này để làm rõ giá trị của tác phẩm cũng như làm rõ sự nghiệp văn chương của nhà văn. Đây là hướng nghiên cứu để lại nhiều công trình, bài viết nhất. Cũng vì vậy, việc khảo sát và liệt kê toàn bộ các công trình theo hướng này là không thể trong khuôn khổ của luận án. Trong phạm vi hiểu biết cũng như giới hạn cho phép của luận án, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số các công trình tiêu biểu về các tác phẩm tiêu biểu mà thôi. Theo đó, các công trình phê bình, nghiên cứu chủ yếu xoay quanh một số tác phẩm, như: Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu

hú, Bên dòng chia cắt, Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương, Nhớ lại, Rừng xưa xanh lá…Trong đó, có lẽ các hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều

của Tô Hoài nhận được nhiều sự quan tâm nhất với các bài viết của: Xuân Sách và Trần Đức Tiến (“Trao đổi về Cát bụi chân ai”, 1993) [165], Nguyễn Văn Bổng (“Tô Hoài - viết và viết”) [21], Đặng Thị Hạnh (“Viết về một cuộc đời và những cuộc đời”, 1998) [57], Đặng Tiến (“Tổng quan về hồi kí Tô Hoài”, 1999) [204], Phong Lê (“Ngót 60 năm văn Tô Hoài”, 1999) [106], Vương Trí Nhàn (“Tô Hoài và thể hồi kí”, 2002) [74], Nguyễn Đăng Điệp (“Tô Hoài, người sinh ra để viết”, 2004) [45], Nguyễn Văn Thọ (“Vài cảm

giác về Chiều chiều”, 2006) [194],v.v… Những bài viết này đã tìm hiểu và rút ra được một số đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của hai cuốn hồi kí rất nổi bật của Tô Hoài. Các bài viết cũng đã chỉ ra vị trí tiên phong trong việc đổi mới, cách tân thể loại cũng như việc làm dấy lên phong trào viết hồi kí ở Việt Nam của Tô Hoài trong bối cảnh đương thời. Bên cạnh các bài viết là các LvThS nghiên cứu về hồi kí Tô Hoài, như: Tìm hiểu hồi kí Tô Hoài (Lê

Minh Hiền, ĐHSP Hà Nội, 1998) [61], Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài qua hồi kí (Đoàn Thị Thuý Hạnh, 2001) [59], Phong cách nghệ thuật Tô Hoài qua hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều (Nguyễn Thuý Nga, 2006) [136], Đặc trưng của thể loại hồi kí Tô Hoài (Trương Thị Huyền, 2007) [81], Chiều chiều và những đặc sắc về thể tiểu thuyết - tự truyện của Tô Hoài (Lê Thị Biên, 2007) [14], Nhân vật người kể chuyện trong hồi kí và tự truyện Tô Hoài (Trần Thị Mai Phương, 2009) [157], Hình tượng tác giả trong hồi kí tự truyện

của Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng (Nguyễn Thị Nguyên, 2010) [141],v.v… Các luận văn này cũng đã đi sâu phân tích đặc điểm, thành tựu viết hồi kí của các tác giả; đi sâu vào các phương diện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Tô Hoài và có nhiều kiến giải sâu sắc.

Tiếp đến có thể kể đến hồi kí Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương. Tác phẩm cũng khá được chú ý với các công trình, bài viết của: Hồ

Anh Thái (“Ma Văn Kháng con đường hồi ức”, 2009) [178]; Nguyễn Ngọc Thiện (“Ma Văn Kháng và cuốn hồi kí - tự truyện mới”, 2009) [189]; Bùi Bình Thi (“Ma Văn Kháng với hồi kí Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ

thương”, 2009) [185]; Đinh Hương Bình (“Đọc hồi kí Ma Văn Kháng thấy bóng văn nhân”, 2009) [15]; Đinh Hương Bốn (“Nhận định về hồi kí Năm tháng nhọc nhằn năm thág nhớ thương”) [20], Thi Thi (“Văn trong hồi kí và

hồi kí của một nhà văn”, 2010) [188]; Lê Thị Kim Liên (Thể hồi kí tự truyện

trong hồi kí của Ma Văn Kháng và Đặng Thị Hạnh (2010) [108]; Hình tượng tác giả trong hồi kí tự truyện của Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng

(Nguyễn Thị Nguyên, 2010) [141]; Nghệ thuật tự sự trong hồi kí tự truyện Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương (Hoàng Mai Hương, 2012) [89];v.v… Nhìn chung, các bài viết, công trình đều đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, đồng thời cũng đã chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của nó.

Các cuốn hồi kí Một thời để mất, Rừng xưa xanh lá cũng dành được

nhiều sự chú ý bởi hiệu ứng từ cuộc đời chìm nổi của tác giả, của cuốn sách gai góc Chuyện kể năm 2000 và bản thân sức hấp dẫn của cuốn hồi kí trên. Có thể kể ra một số bài viết như: “Viết về bạn bè thấy chân dung tác giả” (Đình Kính, 2003) [97], “Một kiếp bên trời” (Phạm Xuân Nguyên, 2003) [142], “Bùi Ngọc Tấn kể chuyện bạn bè” (Trần Thiện Đạo, 2004) [41], “Chữ nặng” (Lê Minh Hà, 2005) [52], “Sinh khí của văn chương” (Khánh Phương, 2003) [156], “Một nhà văn của nhiều nhà văn” (Nguyễn Chí Hoan, 2003) [75], “Về một thời chưa hẳn đã mất (Nguyễn Vĩnh Nguyên, 2003) [175], “Bùi Ngọc Tấn – một nhân cách” (Nguyễn Văn Thọ, 2003) [193]… Về đại thể, các nhà phê bình đánh giá cao tính chân thực đến nghiệt ngã, tính vị tha và đôn hậu của những trang viết nơi ông. Họ cũng đánh giá cao hình thức viết hồi kí theo kiểu các “đoản thiên” ghép lại rất độc đáo của nhà văn.

Hai cuốn hồi kí Cô bé nhìn mưa và Tầm xuân cũng dành được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và đặc biệt là giới dạy học đại học (có lẽ bởi hai bà thuộc cả hai giới này). Tiêu biểu có các công trình, bài viết như: “Cô bé nhìn mưa và Marcel Proust” (Nhị Linh, 2006) [109]; “Tác giả Cô bé

nhìn mưa: Tôi rất ngại động chạm” (Hải Diệp, 2008) [31]; “Hồi kí của PGS

Đặng Thị Hạnh” (Hoài Thương, 2008) [202], Thể hồi kí - tự truyện trong hồi

kí của Ma Văn Kháng và Đặng Thị Hạnh (Lê Thị Kim Liên, 2010) [108]; Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong hồi kí - tự truyện của Anh Thơ, Lê Minh và Đặng Thị Hạnh (Bùi Thị Luyến, 2012) [116]; “Từ Cô bé nhìn mưa đến việc tiếp cận

Marcel Proust tại Việt Nam” (Nguyễn Giáng Hương, 2012) [88],… Nhìn chung, trong các bài viết này, bên cạnh những đặc sắc về nội dung, tính hiện

đại, đột phá, mới mẻ (chịu ảnh hưởng của hồi kí phương Tây hiện đại) trong quan niệm thể loại và cách viết hồi kí của Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào được đặc biệt nhấn mạnh.

Cuốn hồi kí Núi Mộng gương Hồ đã gây được hiệu ứng tốt từ giới phê bình - nghiên cứu với nhiều bài viết, như: Huy Cận (Lời nói đầu tác phẩm, 1998) [214]; Lê Thị Thanh Tâm (Núi Mộng gương Hồ, 2001) [174]; Đoàn Minh Tuấn (“Người con gái hay chữ phương Đông”, 2010) [212]; Nguyễn Thị Xuân Mai (Đặc điểm hồi kí của Mộng Tuyết, 2011) [120];…Các thành tựu cơ bản của hồi kí Mộng Tuyết cũng đã được xác định trong các bài trên.

Bộ ba hồi kí Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú và Bên dòng chia cắt cũng giành được sự quan tâm nhất định của giới phê bình, nghiên cứu

cũng như trong nhà trường với các công trình, bài viết: “Tình thơ của nữ sĩ Anh Thơ” (Trần Hoàng Thiên Kim) [101]; Đặc điểm hồi kí của Anh Thơ (Lê Thị Nguyên, 2007) [140]; Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong hồi kí - tự truyện của Anh Thơ, Lê Minh và Đặng Thị Hạnh (Bùi Thị Luyến, 2012) [116];… Sự

tỉ mỉ, trữ tình, nữ tính, giọng văn lôi cuốn của hồi kí Anh Thơ được nhận diện và nhấn mạnh. Giá trị tư liệu của hồi kí Anh Thơ cũng được đánh giá cao.

Các cuốn hồi kí khác như: Nhớ lại, Hồi kí song đôi, Nhớ lại một thời, Nửa đêm sực tỉnh… cũng được tìm hiểu trong chí ít là một hai bài hoặc công

trình nghiên cứu. Đó là các bài như: “Hành trình cách mạng - hành trình thơ” (Mai Hương, 2000) [87]; Đặc điểm hồi kí của các nhà thơ Lưu Trọng Lư - Huy

Cận - Xuân Diệu (Đặng Ngọc Huyền, 2010) [80]; “Đào Xuân Quý” (Đặng Thị

Hảo, 2004) [60],v.v…

Còn có thể điểm qua nhiều bài viết, công trình về các cuốn hồi kí văn học khác cùng thời, nhưng thiết tưởng như vậy đã đủ thấy các công trình nghiên cứu riêng lẻ về các tác phẩm phong phú như thế nào (mà trong khả năng của mình, chúng tôi có lẽ chưa thực sự bao quát hết tư liệu). Bên cạnh đó, cũng có những tác phẩm khá “đình đám” vì được sự quan tâm lớn của giới

nghiên cứu như: Những gương mặt: Chân dung văn học, Ba người khác (Tô

Hoài), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Bạn bè một thưở (Bùi Hiển), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ

dội (Phùng Quán), Kí ức vụn (Nguyễn Quang Lập),… Tuy nhiên, hoặc do tính

chất “nhạy cảm” của tác phẩm (bị thu hồi, bị cấm) hoặc do tính chất “giao thoa” và còn gây tranh cãi về mặt thể loại do các tác giả tự định danh các tác phẩm của mình không phải là hồi kí văn học (hồi kí hay truyện hư cấu? hồi kí hay tiểu thuyết hư cấu? hồi kí hay tuỳ bút, tạp văn? Hồi kí hay chân dung văn học?), hoặc được viết từ trước 1986 khá lâu nhưng sau 1986 mới công bố (theo như thông tin mà chúng tôi được biết), nên chúng tôi tạm thời chưa đưa vào diện khảo sát (nghiên cứu) và vì thế cũng không đưa vào diện tổng quan tình hình nghiên cứu (như một số công trình nghiên cứu về hồi kí giai đoạn này đã làm - sẽ tường thuật ở phần sau). Đó là chưa kể những hồi kí của các tướng lĩnh, diễn viên, ca sĩ, chính trị gia,v.v… cũng không thuộc đối tượng quan tâm chính yếu của luận án.

Tựu trung, trong khi nghiên cứu hồi kí của các tác giả riêng lẻ, các nhà nghiên cứu cũng có những liên hệ đến bối cảnh, sự phát triển chung của thể hồi kí trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay. Đây là những gợi ý rất bổ ích cho đề tài của chúng tôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư duy nghệ thuật trong hồi kí văn học việt nam từ 1986 đến nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)