Lắp ráp trục trung gian.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác lắp đặt và sửa chữa hệ động lực tàu thủy tại công ty đóng tàu sài gòn đề xuất các giải pháp (Trang 29 - 31)

- Trước khi đem lắp ráp, trục trung gian được kiểm tra độđồng tâm của cổ

trục với đường tâm, mặt bích, độ vuơng gĩc mặt đầu của mặt bích, bề mặt lắp ghép với bạc đỡ, các bulơng tinh. Các thơng số này đảm bảo hợp cách.

- Cẩu trục trung gian lên tàu trước khi hạ thủy, đưa vào vị trí cốđịnh. - Sau khi hạ thủy tiến hành lắp trục trung gian với trục chân vịt.

- Điều chỉnh sơ bộ để khe hở giữa bích trục trung gian với bích trục chân vịt khoảng 0,2-0,3mm.

- Lắp hai đồng hồ vào trục trung gian: một đồng hồđo độ lệch tâm, một đồng hồ đo độ gãy khúc.

- Dùng tải giả ép bích trục chân vịt. - Lắp trục trung gian.

- Sử dụng 2 luy nét ở hai đầu đểđiều chỉnh trục trung gian.

- Điều chỉnh luy nét để trục trung gian thấp hơn trục chân vịt sao cho độ lệch tâm 0,28mm±0,05mm, độ gãy khúc 0,05mm±0,03mm.

- Điều chỉnh ổ đỡ trung gian sao cho cổ trục trung gian tiếp xúc với bạc trục 1200ở dưới, khe hở trên = dmax, khe hở hai bên = dmax / 2.

- Nâng ổđỡ trung gian lên theo phương thẳng đứng.

Hình 2.11: Điều chỉnh trục trung gian khi chưa nâng ổđỡ trung gian.

Hình 2.12: Điều chỉnh trục trung gian sau khi nâng ổđỡ trung gian lên.

- Kiểm tra và tiếp tục điều chỉnh độ lệch tâm và gãy khúc trong giới hạn cho phép.

- Ổ đỡ trục trung gian căn chân ổ đỡ dùng 4 căn chết, 4 căn sống. Căn chết hàn đủ 4 mặt cả chu vi, căn sống đo thực tế. Sau đĩ cạo rà ăn điểm các căn.

- Kẹp chặt ổđỡ với bệđỡ bằng bulơng.

- Khi các thơng số vềđộ lệch và gãy khúc trong giới hạn cho phép, nối bích trục trung gian với bích trục chân vịt bằng bulơng được cấp đồng bộ của nhà sản xuất.

- Sau khi căn chỉnh trục trung gian với trục chân vịt theo độ lệch tâm và gãy khúc trong giới hạn cho phép, ta kết thúc quá trình lắp đặt hệ trục chân vịt.

2.2.5. LẮP ĐẶT BỆ MÁY. 1. Kết cấu đà máy. 1. Kết cấu đà máy.

- Đà máy là bộ khung thép kết cấu vững chắc, được hàn trực tiếp xuống đáy và các sườn tàu.

- Hai thành đứng chạy dọc song song hai bên tâm tàu, hai tấm mặt bệ máy trên đĩ cĩ hàn những tấm lĩt. Các mã gia cường ngang được phân bốđều theo chiều dọc hai bên. Hai tấm gia cường dọc và các tấm ngang giằng hai thành đứng với nhau. Tất cảđược liên kết, hàn với nhau và với vỏ tàu tạo thành một bộ khung “nền mĩng” vững chắc để đặt máy chính. Tùy theo thiết kế, đơi khi để giảm nhẹ trọng lượng đồng thời tạo điều kiện dễ dàng thi cơng hàn, các mã gia cường ngang, gia cường dọc, thậm chí thành đứng được khoét các lỗ tương đối lớn, nhưng vẫn đảm bảo cường độ chịu lực của máy.

- Trong tất cả các trường hợp, bệ máy chính phải đảm bảo các yêu cầu chủ

yếu sau.

+ Kết cấu vững chắc, khơng được phép biến dạng hoặc xê dịch trong suốt quá trình hoạt động của máy chính kể cả khi cĩ sự cố về máy.

+ Bố trí các tấm lĩt phù hợp với chân máy. Người thiết kế phải cĩ đầy đủ các số liệu về chân máy: chiều rộng, chiều dày chân máy khoảng giữa các tâm bulơng theo chiều dọc, và chiều rộng máy, chiều cao từ mặt tiếp xúc chân máy đến tim trục

động cơ ..v…v… Những số liệu này thường phải khảo sát đo đạc thực tế, chứ khơng thể căn cứ vào catalog đơn thuần. Các số liệu về chân máy càng chính xác bao nhiêu, thì bệ máy càng được thi cơng lắp ráp dưới tàu thuận lợi bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác lắp đặt và sửa chữa hệ động lực tàu thủy tại công ty đóng tàu sài gòn đề xuất các giải pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)