Kết quả kinh doanh những năm gần đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử tại tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 67 - 71)

3.1 Khái quát về Tổng công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel:

3.1.6 Kết quả kinh doanh những năm gần đây:

Hình 3.2: Biểu đồ tăng trƣởng doanh thu

Nguồn: Phòng Kinh doanh Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel 2011-2013

Năm 2006: đạt 91 tỷ đồng (tăng 36.6 lần so với năm 2000). Thu nhập bình quân đạt 2.5 triệu đồng/ ngƣời/ tháng.

Năm 2011: đạt 597 tỷ đồng tăng gấp 6,5 lần so với năm 2006 nhƣng quân số chỉ tăng 0,2 lần so với năm 2006. Thu nhập bình quân: 7,9 triệu/ngƣời/tháng tăng hơn 3

lần so với năm 2006.

Năm 2012: doanh thu 860 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 11,7tr/ng/tháng. Năm 2013: doanh thu 1.100 tỷ đồng, vào câu lạc bộ doanh nghiệp 1.000 tỷ. Năm 2014: doanh thu dự kiến đặt 1.700 tỷ đồng.

Năm 2015: Mục tiêu phấn đấu đạt 2.200 tỷ đồng (đƣợc đặt ra trong Nghị quyết Đảng uỷ nhiệm kỳ 2010-2015).

Để đánh giá khái quát tình hình Kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel những năm gần đây, chúng ta nghiên cứu sơ bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bƣu chính Viettel thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 04 năm liền kề, từ 2010 đến 2013.

Bảng 3.1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010-2013 của Bƣu chính Viettel

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 432.095,1 530.553,6 629.560,4 846.132,5

2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 432.094,6 530.553,6 629.560,4 846.132,5

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 45.927,5 62.890,7 69.171,6 85.083,4

4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 21.192,5 23.923,9 25.891,5 31.027,8

5. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 21.070,8 24.375,2 26.304,3 30.996,4

6. Lợi nhuận sau thuế 15.917,4 18.236,5 19.279,6 22.651,4

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel 2010-2013

Bảng 3.1.1 cho thấy tƣơng ứng với quy mô sản xuất, kinh doanh; ta thấy doanh

thu của Tổng Công ty từ 2010 – 2013 liên tục tăng với tốc độ trên 15%/năm. Cùng với việc doanh thu của Tổng Công ty tăng lên hàng năm lợi nhuận cũng liên tục tăng trong

56

giai đoạn 2010-2013. Năm 2010, lợi nhuận của Tổng Công ty là 15.917,4 triệu đồng; năm 2011 tăng 15%; năm 2012 lợi nhuận tăng thêm 6% và tốc độ tăng trƣởng này tiếp tục duy trì ở năm 2013 với tỷ lệ tăng thêm là 17,5%.

Bảng 3.1.2: Giá trị tài sản, nguồn vốn của Bƣu chính Viettel

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản (= Tổng nguồn vốn) 173.885,8 208.155,5 195.534,1 276,129.3

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel 2010-2013

Bảng 3.1.2 cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Bƣu chính

Viettel tăng lên từ 2010 sang 2011, nhƣng năm 2012 có chậm lại và năm 2013 lại tiếp tục đà tăng. Điều này đƣợc thể hiện qua tổng tài sản 2011 tăng 19,7% so với năm 2010, 2012: tổng tài sản giảm 6,1% so với năm 2011, năm 2013 tăng: 41,2% so với năm 2012.

Hình 3.3: Thị phần của Tổng công ty CP Bƣu chính Viettel năm 2013

Bảng 3.1.3: Tăng trƣởng doanh thu của dịch vụ hậu cần cho thƣơng mại điện tử Năm Sản Lƣợng đơn hàng Doanh thu dịch vụ chuyển phát Phí COD Tổng Doanh thu Tiền thu hộ COD 1 2 3 4=2+3 5 2012 29,239 3,410 1,115 4,526 7,985 2013 413,493 15,775 4,867 20,643 265,35 Tăng trƣởng 1,414% 463% 436% 456% 3,323%

Nguồn: Phòng Kinh doanh Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel 2012-2013

COD, 4%

Chuyển phát, 96%

COD Chuyển phát

Hình 3.4: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ hậu cần cho thƣơng mại điện tử trong dịch vụ Bƣu chính chuyển phát năm 2013

58

Hình 3.4 cho thấy Doanh thu từ dịch vụ hậu cần cho Thƣơng mại điện tử của

Bƣu chính Viettel năm 2013 là rất nhỏ trong tổng doanh thu từ Bƣu chính. Theo nhƣ số liệu của tạp chí kinh tế, doanh thu từ dịch vụ hậu cần cho Thƣơng mại điện tử của Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc đang chiếm khoảng 70% trong dịch vụ Bƣu chính truyền thống.

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có 3 doanh nghiệp quan tâm chú trọng đầu tƣ cho Dịch vụ Hậu cần cho Thƣơng mại điện tử: Bƣu chính Việt Nam (Vietnampost), Bƣu chính Viettel và Giao hàng nhanh. Bƣu chính Việt Nam vẫn là doanh nghiệp đứng đầu thị phần, Bƣu chính Viettel đứng thứ 2, Giao hàng nhanh mới thành lập nhƣng đã có những ý tƣởng kinh doanh khác biệt so với cách làm của doanh nghiệp Bƣu chính truyền thống. Ngoài một số doanh nghiệp trên, các Công ty Thƣơng mại điện tử tự tổ chức nhân viên chuyển phát tại các tỉnh thành lớn nhƣ: Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đằ Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử tại tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)