1.5 Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của dịch vụ hậu cần cho TMĐT
1.5.3.2 Các hoạt động hậu cần hỗ trợ hay các dịch vụ hỗ trợ
- Bao gói
Thiết kế bao gói Phƣơng thức bao gói Lợi ích bao gói - Định vị kho hàng
Xác định không gian kho
Bố trí kho và thiết kế nơi xếp dỡ Hình dáng kho lƣu trữ
Lựa chọn trang thiết bị kho Chính sách đổi mới thiết bị kho - Lưu kho
Sắp xếp kho bãi và hàng hoá trong kho Trình tự lựa chọn đơn hàng
Dự trữ và thu hồi hàng hỏng, hàng trả lại
Các hoạt động chủ yếu và hỗ trợ đƣợc phân chia do có những hoạt động diễn ra ở tất cả các kênh hậu cần, trong khi các hoạt động khác diễn ra tuỳ thuộc vào các điều kiện của một doanh nghiệp cụ thể. Các hoạt động chủ yếu nằm trong chu trình cơ bản đƣợc mô tả trong mô Hình 1.8. Chúng chiếm phần lớn trong tổng chi phí hậu cần và có vai trò thiết yếu trong phối hợp có hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ hậu cần.
Tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng hậu cần đặt ra các sản phẩm và độ sẵn sàng mà hệ thống hậu cần phải đáp ứng. Chi phí hậu cần tăng lên tƣơng ứng với từng mức độ phục vụ khách hàng. Việc đặt ra các tiêu chuẩn dịch vụ có ảnh hƣởng tới các khoản chi phí hậu cần nhằm duy trì các mức độ phục vụ. Việc đặt ra các yêu cầu cao về chất lƣợng dịch vụ có thể đẩy chi phí hậu cần lên cao mức quá.
Vận chuyển là hoạt động cơ bản có chi phí cao trong các hoạt động hậu cần. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi hoạt động nói trên sẽ chiếm 1/2 đến 2/3 tổng chi phí hậu cần. Hoạt động vận chuyển gia tăng thêm giá trị về mặt địa điểm, hoạt động dự trữ, gia tăng thêm giá trị về mặt thời gian trong giá trị hàng hoá và dịch vụ. Hoạt động vận chuyển rất quan trọng, vì không một doanh nghiệp nào hiện nay có thể hoạt động nếu không tiến hành lƣu chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm. Điều này đƣợc thể hiện rõ ràng khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng căng thẳng về tài chính, do tác động khách quan, ví dụ nhƣ ngành đƣờng sắt đình công hoặc các lái xe tải từ chối vận chuyển hàng hoá do tranh chấp về tiền công. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, nhu cầu không đƣợc đáp ứng và sản phẩm tồn đọng trong hoạt động hậu cần sẽ bị giảm giá trị hoặc quá hạn sử dụng.
Hình 1.8: Chu trình cung cấp dịch vụ hậu cần cho TMĐT cơ bản Bƣu chính Viettel
Nguồn: Phòng Công nghệ Thông tin – Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel năm 2013
Xử lý đơn đặt hàng chiếm mức chi phí thấp hơn so với chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, nó chiếm phần lớn thời gian đƣa hàng hoá và dịch vụ tới ngƣời tiêu dùng. Đây
là hoạt động dẫn tới việc vận chuyển hàng hoá và thực hiện dịch vụ. Cuối cùng, duy trì thông tin giúp cho tất cả các hoạt động hậu cần khác có đƣợc các thông tin cần thiết để lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động.
Các hoạt động hỗ trợ mặc dù có thể có tầm quan trọng không kém so với các hoạt động chủ yếu, nhƣng ở đây nó chỉ đƣợc xem xét nhƣ một đóng góp cho việc hoàn thành nhiệm vụ hậu cần. Hơn nữa, do tính chất đặc thù của từng doanh nghiệp, một hoặc nhiều hoạt động hỗ trợ có thể không nằm trong tổng thể hoạt động hậu cần. Hơn nữa, do tính chất đặc thù của từng doanh nghiệp, một hoặc nhiều hoạt động hỗ trợ có thể không nằm trong tổng thể hoạt động hậu cần của doanh nghiệp. Chẳng hạn, các mặt hàng nhƣ ô tô nguyên chiếc hoặc than, đá, cát, sỏi là những mặt hàng không chịu ảnh hƣởng nhiều của thời tiết và mặc dù vẫn phải đƣợc dự trữ, xong chúng không cần phải có những biện pháp bao gói bảo vệ. Tuy nhiên, việc lƣu trữ và xử lý nguyên vật liệu diễn ra ở bất cứ nơi nào có sự gián đoạn trong việc đƣa sản phẩm tới thị trƣờng tiêu thụ.
Bao gói là một hoạt động hỗ trợ cho hoạt động vận chuyển và dự trữ vì nó góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Hoạt động mua và lập kế hoạch sản phẩm, lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu vì nó góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Hoạt động mua và lập kế hoạch sản phẩm, lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu thƣờng đƣợc quan tâm nhiều ở khâu sản xuất hơn là hoạt động hậu cần. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hƣởng tới toàn bộ hoạt động hậu cần đặc biệt là tới hiệu quả của quản trị vận chuyển và dự trữ.