- Kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản:
2. Bón phân cho chè: Khi xây dựng quy trình bón phân cho chè cần căn cứ vào điều
kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây và khả năng cho năng suất của nương
chè.Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục hàng nă m cũng như chu kỳ phát dục cá thể của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp,
cây chè tạm ngừng sinh trưởng song vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định. Vì thế, việc cung cấp dinh dưỡng cho chè vẫn được tiến hành thường xuyê n.
Trong búp non của chè có 4,5% N; 1,2% P2O5 ; 1,2- 2,5% K2O ( Eđen 1958), hàng nă m chúng ta hái đi từ 5 - 10 tấn búp tươi/ha và đốn đi một lượng thân lá đáng kể. Như vậy, chúng ta đã lấy đi từ cây chè một lượng lớn N, P, K và các chất khoáng khác,
ngoà i ra một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn. Do vậy, cần phải
bón bổ sung lượng dinh dưỡng đã lấy đi từ cây chè và lượng dinh dưỡng bị rửa trôi để cây chè sinh trưởng tốt.
+ Bón phân đạ m cho chè : Trong chè N tập trung ở các bộ phận còn non như :
chè, lá chè có mà u xanh, quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiề u búp, búp to.
Thiếu đạ m chồ i mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Các thí nghiệ m tại trại thí
nghiệ m chè Phú Hộ cho thấy: Bón N làm tăng năng suất từ 2- 2,5 lần so với đối chứng
không bón.
Bón quá nhiều N làm cho hàm lượng tanin, cafe in giả m (Đỗ Ngọc Qũy - Trồng
chè - NXB Nông nghiệp, 1980), là m protein tăng, protein sẽ kết hợp với tanin thành hợp chất không tan vì thế lượng tanin lại càng bị giả m. Hơn nữa, bón quá nhiều N làm
cho hàm lượng ancalo it tăng, chè có vị đắng.
Bảng 12.3. Lượng N bón cho chè kinh doanh theo năng suất
Loại chè Lượng N bón
(kg /ha/năm) Số lần bón Thời gian bón
Năng suất 60 tạ/ha 120- 160 2- 3 Tháng 1- 9
Năng suất 60-100 tạ/ha 160- 200 2- 3 Tháng 1- 9
Năng suất 100 tạ/ha 200- 240 2- 3 Tháng 1- 3 (Theo quy trình - LHNX chè Việt Nam- 1998).
Bón sâu 6 - 8c m, bón lúc đất có độ ẩ m 70 - 80%. Kinh nghiệm sản xuất cho thấy không nê n bón trước cơn mưa mà bón sau cơn mưa, không bón lúc nắng hạn.
Ngoài bón N trực tiếp vào đất người ta còn sử dụng phân đạm urê phun lên lá chè với nồng độ 2% kết hợp khi phun thuốc trừ sâu.
+ Bón phân lân cho chè : Trong búp non của chè có 1,5% P2O5 (Eden, 1958). Lân có vai trò quan trọng trong việc tích lũy năng lượng chè (cả chè nguyê n liệu và chè giống), là m tăng khả năng chống rét, chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫ m có
vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ, năng suất thấp. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: Bón lân là m tăng năng suất chè rất rõ rệt, đặc biệt là bón lân trên nền N, K, đất thiếu N
và K cũng là m giả m hiệ u quả của phân lân đối với chè. Điều đáng chú ý là bón phân lân có hiệu quả tương đối dài 20 - 25 năm. Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze (Liên Xô) thì hiệ u quả trực tiếp của 3 năm bón lân với liều lượng 120 - 160 kg/ha trên nền N
- K tăng sản lượng búp 5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N - K, song hiệu quả tăng sản
bình quân 21 năm vệ sau là 60 - 78%. Kết quả sơ bộ thí nghiệm 10 nă m bón NPK cho
chè của Trại thí nghiệ m chè Phú Hộ cho thấy trên cơ sở bón 100 Kg N/ha, bón 50 kg
P2O5 trong từng nă m không có chênh lệch đáng kể vệ năng suất. Nhưng từ nă m thứ 7
trở đi thì bội thu tăng rõ rệt, qua 10 năm thì hiệu quả của phân lâ n tỏ ra rõ rệt và chắc
Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp Xí nghiệp chè Việt Na m nă m 1988 quy định: 5 nă m bón lân 1 lần với lượng 100 P2O5/ha. Bón kết hợp với phân chuồ ng, sau đốn, bón sâu 20 - 30 cm.
+ Bón kali cho chè: Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tha m gia vào quá trình trao đổi chất trong cây là m tăng khả năng hoạt động của các men, là m tăng sự tích lũy gluxit và axit a min,
tăng khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè. Thiếu kali rìa lá có vết nâu, rụng lá nhiều, búp nhỏ
lá nhỏ.
Ở những nương chè mới trồng, phân kali thường có hiệu quả thấp. Vì trong đất hàm lượng kali còn cao (khoảng 20- 25 mg K2O/100g đất) còn đủ cho yêu cầu dinh dưỡng của chè. Ở những nương chè thường xuyê n bón P - N nhiều nă m thì hiệ u quả
kali rõ rệt.
Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam nă m 1988 quy định lượng phân bón kali theo bảng 12.4.
Có thể phân tích lá để xác định nhu cầu cần bón kali: Hà m lượng kali trong lá <
0,5% thì cây thiếu kali, nếu hàm lượng kali = 1% thì cây đủ kali. Nếu hà m lượng K2O
trong đất = 15mg/100 ga m đất là thiếu K2O
Bảng 12.4. Quy trình bón kali cho chè kinh doanh
Loại chè (the o năng s uất)
Lượng K2O bón (kg /ha/năm) Số lần bón Thời gian bón (tháng) Phương phá p bón Chè có NS 60 tạ/ha 60- 80 2 1- 9 Chè có NS 60- 100tạ/ha 80- 100 2 1- 9 Chè có NS > 100 tạ/ha 100- 120 2 1- 9 Bón phối hợp với N, sâu 6 - 8 c m
Ghi chú: Nên bón K2O vào tháng 1 và tháng 7.
+ Sử dụng phân hữu cơ cho chè
Đối với chè, phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như: Làm cho đất tơi xốp, có
kết cấu viên, là m tăng khả năng thấ m nước và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động
của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất.
Ở những nơi có thể bón phân chuồng được thì trung bình cứ 2 - 5 nă m bón 1 lầ n
từ 20 - 30 tấn/ha. Có thể là m phân tự chế: Mỗi đồi chè cần có một hố chế biến phân
dùng các loại cỏ rác để chế biế n với một lượng phân chuồng làm phâ n men. Tỷ lệ phân men thường từ 1/5-1/10 tổng lượng phân định chế biến.
Trồng cây phân xanh, cây họ đậu lấy phân lá ép xanh cho chè. Đây là biện pháp
có hiệu quả cao nhất: Cây phân xanh và cây họ đậu khác được trồng giữa hai hàng chè
(khi chè chưa giao tán) và trồng ở các đường lô, đường lên xuống, đường quanh đồi. Hàng nă m tiến hà nh cắt tỉa 3 - 4 lần lấy thân lá ép xanh cho chè. Ép xanh cành lá già
khi đốn chè: Đây là biện pháp nhất thiết phải là m với mọi cơ sở sản xuất chè.
Quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liê n hiệp xí nghiệp chè Việt Nam quy định bón 20- 30 tấn/ha, 3 năm bón 1 lần, nhưng trong sản xuất rất khó thực hiệ n vì không thể giải quyết đủ nguồn phân hữu cơ.
+ Sử dụng một số vi lượng bón chè : Các nguyên tố Mn, Cu, Co và Mo đẩy
mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối từ đó có ảnh hưởng
tới quá trình quang hợp. Bo và một số nguyên tố khác đẩy mạnh sự tổng hợp Gluxit,
nhiề u nguyên tố vi lượng khác tham gia vào thành phần và hoạt tính của các me n. Ở
Việt Nam đã và đang tiến hành nghiê n cứu ảnh hưởng của các nguyên tố Zn, B, Mn, Cu đối với sự sinh trưởng phát dục của chè. Kết quả nghiên cứu của Bộ môn Cây công
nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyê n cho thấy: Sử dụng H3PO4 (0,02%) phun phối hợp với urê 2% cho chè có hiệu quả tốt là m tăng năng suất búp tươi hàng năm từ 5 - 15%.