+ Che túp: Sau khi trồng thường vào cuối mùa mưa, ta dùng các loại cành lá để
che cho cây con. Mục đích là giảm cường độ ánh sáng ở thời kỳ đầu và giảm ảnh hưởng của gió, mưa khi cây che bóng chưa phát huy được tác dụng.
+ Trồng cây che bóng, trồng xen trên hàng cà phê: Trồng cây che bóng có tác
dụng chính là giả m được nhiệt độ trong vườn cây, vào mùa nắng giảm và nâng cao nhiệt độ vào mùa đông, đặc biệt ở nhữ ng vùng có mùa đông lạnh. Tại Inđônêxia đã ghi nhậ n được: Nhiệt độ ban ngày giả m 7OC và ban đêm tăng 3OC so với vườn cây không được che bóng. Do có tác dụng tốt nên nhiều vùng trồng cà phê ở cả 3 châu lục (châu
Phi, châu Mỹ, châu Á) đều áp dụng biện pháp trồng cây che bóng. Tại Phủ Quỳ, tỉnh
Nghệ An việc trồng cây che bóng với khoảng cách che bóng hợp lý cho cà phê chè không những cho cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất ổn định mà còn giả m được
tỷ lệ sâu đục thân Bore.
* Cây che bóng lâu dài: Chọn các cây có độ cao lớn, tán cây thoáng và không rụng lá trong mùa khô, rễ cọc ăn sâu. Tại Việt Na m, cây muồng đen (Cassia siamea) trồng khoảng cách 36x24m và cây keo dậu (Leucaena sp) khoảng cách trồng 12x12m được xác định là cây che bóng tốt nhất. Các cây che bóng tầng trên hàng cà phê để tiện chă m sóc và và thường trồng cùng lúc với trồng cà phê. Chú ý khi cà phê còn nhỏ (vườn KTCB) nên trồng dày, khi cây cà phê lớn chặt tỉa cho đúng khoảng cách trên.
* Cây che bóng tạm thời: Rất cần thiết cho vườn cà phê kiến thiết cơ bản vì ngoà i tác dụng che bóng, còn có tác dụng chắ n gió tránh cho cây cà phê bị long gốc, đặc biệt là cây cà phê một nă m tuổi. Chọn các cây họ đậu có thời gia n sinh trưởng từ 2-
3 năm như cây cốt khí (Tephrosia candida), cây đậu triều (Cajanus indicum), cây muồ ng hoa vàng (Crotaliria sp), đậu Sơn tây. Các cây này sau một năm trồng có thể
cắt tỉa lấy chất xanh để ép xanh, đến mùa mưa chặt cách gốc 40-50cm để cây tái sinh
lại.
Trong năm thứ nhất nếu chưa chuẩn bị được các loại cây trên có thể gieo một số
cây ngô cách gốc cà phê khoảng 30- 40c m ở hướng tây để che nắng kịp thời vào tháng có nắng nó ng.
Các cây được chọn là m cây che bóng tạm thời thường trồng cách gốc cà phê 70c m ở hướng tây để che nắng như muồng lá tròn, muồ ng lá dài, muồ ng dùi đục v.v...
* Trồng xe n trê n hàng cà phê : Mục đích trồng xen trên hàng cà phê để tạo độ
đồng thời có một khối lượng nô ng sản nhất định để có hiệu quả kinh tế cho người trồng
vào nhữ ng nă m cây cà phê chưa cho thu hoạch. Khi trồng xen sẽ cải thiệ n được vi khí
hậu vườn cây, tăng độ xốp và hà m lượng chất dinh dưỡng trong đất.
Tại Tây Nguyên các mô hình trồng xen cây quế, cây bời lời đem lại hiệu quả
kinh tế khá cao và vừa là cây che bóng cho vườn cà phê. Các cây này thuộc loại cây
nhỡ, tán thoáng nên có thể để lâu dài trong vườn cà phê. Tùy tình trạng vườn cây mà để
mật độ trồng khác nha u (khoảng cách trồng 4m x 4 m hoặc 6 m x 3m).
Các cây họ đậu có thời gian sinh trưởng ngắn như lạc và các cây đậu đỗ khác (đậu xanh, đậu đen, đậu trắng...). Chú ý sau vụ trồng lạc, đậu, nên trồng các cây phân
xanh phủ đất, không nên để đất trên hàng cà phê bị trống ở vườn kiến thiết cơ bản.
+ Là m cỏ: Công việc này phải chú ý là m ngay từ khi mới khai hoang và tiếp tục
trong suốt quá trình sản xuất. Khi là m cỏ thường kết hợp với xới xáo và tủ gốc bón
phân.
Dùng hoá chất để trừ cỏ tranh như: Roundup 480 SC từ 3 đến 4 lít/ha. Pha 50- 60cc/ bình 8 lít. Lượng phun 5-6 bình/1000m2, dùng khi cỏ đã sinh trưởng phát triể n.
Là m cỏ có thể bằng cơ giới hoặc thủ công. Trong một năm là m cỏ tới 5 lầ n:
Lần thứ nhất:Vào tháng 2, 3.
Lần thứ hai: Vào tháng 4, 5 kết hợp tủ gốc đối với các vườn cà phê ở miền Tr ung.
Lần thứ ba: Vào tháng 7. Lần thứ tư: Vào tháng 8, 9.
Lần thứ năm: Vào tháng 10- 11 kết hợp tủ gốc đối với các vườn cà phê ở Tây
Nguyên.
+ Bón phân s au khi trồng:
*Lượng phâ n bón: Lượng các nguyên tố dinh dưỡng cây yêu cầu ở từng gia i đoạn khác nha u, liề u lượng các loại phân cho hiệu quả cao ở từng giai đoạn như sau
Bảng 8.4. Lượng phân đầu tư cho vườn cà phê ở thời kỳ KTCB Kg nguyê n chất / ha
Tuổi cây (năm)
N P2O5 K2O
Phâ n hữu cơ (tấn /ha) 1 2 3 60 120 150 100 100 100 30 100 130 10 10 10
Ở thời kỳ kinh doanh lượng phân đầu tư cần phải căn cứ vào tiề m năng cho năng
Bảng 8.5. Lượng phân đầu tư bón cho cà phê thời kỳ kinh doanh Kg nguyên chất / ha
Loại đất Năng suất (tấn/ha)
N P2O5 K2O Phâ n hữu cơ (tấn/ha) Bazan Đất khác 3 2 220 - 250 200 - 230 80 - 100 100 - 130 200 - 230 180 - 200 15 15
* Cách bón phân: Với phân hữu cơ (phân chuồng, thân lá thực vật, cỏ dại) nếu có đủ để bón hàng nă m sẽ rất tốt. Khi bón nên đào hố quanh tán, hay đào rãnh luân phiê n một nửa tán cây, độ sâu tuỳ theo lượng nguyê n liệu từ 20 - 25cm, chiều rộng
rãnh 20cm sau đó bỏ phân, hoặc xác thực vật, có thể kết hợp lân để bón. Việc ép xanh
nên tiến hà nh vào mùa mưa để không làm ảnh hưởng do tổn thương tới bộ rễ, do khô
hạn, đặc biệt là ở vườn cây kiến thiết cơ bản.
Ở vườn cây kinh doanh có thể cày xả tạo rãnh ngoài rìa tán để cho phân và nguyên liệ u xuống. Nên cày xả luân phiê n 2 bên rìa tán, phân bón vô cơ bón bằng cách
rải phân theo rìa tán (với cây trồng mới một năm bón cách gốc 60c m) sau đó xới nhẹ
lấp phân kết hợp tủ gốc. Lượng phân hoá học bón cho thời kỳ kinh doanh như đã nêu phần trên. Nếu cứ mỗi tấn cà phê nhân bội thu bón tăng thê m 70kg N + 20 kg P2O5 + 70 kg K2O.
Lượng phân hoá học đầu tư cho cả nă m được chia là m 4 thời kỳ bón. Lần thứ
nhất vào mùa xuân trùng với giai đoạn tưới nước. Lần thứ 2, 3 vào đầu và cuối mùa
mưa để giảm bớt sự thất thoát do xói mòn rửa trôi. Lần thứ 4 bón để nuô i cành dự trữ.
Thời kỳ bón và tỷ lệ phân bón ở mỗ i thời kỳ như bảng 8.6.
Thực trạng đất trồng cà phê ở Việt Nam hàm lượng lưu huỳnh (S) thấp, để bù đắp
sự thiếu hụt đó thì cần kết hợp sử dụng 15- 20% dạng đạm sunfat a mon (SA) bón vào
đầu mùa mưa hoặc mùa khô. Dạng Kali cũng nê n dùng dạng Kali Sunfat thì sẽ có lợi là m tăng thêm lương lưu huỳnh cho cây cà phê.
Bảng 8.6. Thời kỳ và tỷ lệ phân bón cho cà phê (% s o với tổng lượng phâ n trong nă m) Lần bón Thá ng N P2O5 K2O 1 2 3 4 2-3 5 6-7 9-10 15 25 30 30 25 25 25 25 0 30 35 35
* Phân tổng hợp bó n cho cà phê : Hiện na y các loại phân tổng hợp đã được sử
dụng bón phổ biế n cho cây cà phê. Như các dạng phân tổng hợp NPK của Xí nghiệp
với lượng phân đơn nguyê n chất để bổ sung cho phù hợp hoặc cho đủ lượng tương đương với lượng phân đơn
Phân tổng hợp NPK 16-8- 16-S nếu như bón thay thế toàn bộ phân đơn cho cà phê
kỳ kinh doanh thì bón với lượng (như bảng 8.7).
Bảng 8.7: Lượng phâ n NPK 16-8-16-S bón cho cà phê vườn kinh doanh Lượng phân bón từng đợt (kg/ha)
Mùa mưa Mùa khô
Loại phâ n
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 NPK 16-8-16 800 - 1.000 1.000 - 1.200 700 - 800 800-1000 + 200-
300 phân Đầu trâu
241
Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thường dùng loại NPK 20- 20- 15 với lượng 500-
700kg/ha vào nă m thứ nhất; 750-1.000 kg/ha vào nă m thứ 2; 1.800- 1.500 kg/ha vào
năm thứ 3.
* Sử dụng phân phun trê n lá: Các loại phân phun trên lá đều có chứa các
nguyên tố vi lượng trong thành phần, đây là dạng phân bón cây hấp thụ nhanh. Vì vậy,
khi cần thiết để cho cây nha nh phục hồi, sinh trưởng phát triển tốt nha nh và tuỳ tình trạng cây mà sử dụng cho phù hợp. Các loại phân thông dụng hiện nay như Organun,
Samppi, Nutraphos. Tất cả các loại phân phun trên là cần chú ý nồng độ dung dịch và chỉ nê n phun khi trời mát, nắng nhẹ, gió nhẹ hoặc lặng gió.
+ Tưới nước:
* Tưới nước ở thời kỳ kiế n thiết cơ bản: Do thời kỳ này cây cà phê rễ chưa ăn sâu nên khai thác nước ít. Vì vậy, khi gặp hạn cây dễ bị chết. Việc tưới nước phải thường xuyên, tùy vào hiện trạng của đất mà cứ 7-15 ngày tưới một lần, đả m bảo ẩm độ đủ 70- 75%. Nếu có tủ gốc 20-30 ngày tới một lầ n. Ẩm độ cây héo ở thời kỳ này là 26- 27%. Giới hạn cần tưới là 30-31%. Tưới phun là tốt nhất với lượng tưới là 500-600 m3/ha. Nếu có tủ gốc thì tưới 40- 60 lít/cây/lần. Nếu không tủ gốc thì tưới 80 lít/cây/lần. Đảm bảo nước thấm sâu 40- 60c m.
* Tưới nước ở thời kỳ kinh doanh:
Tưới phun: Đủ thấm sâu 40-60cm, lượng nước trên 800 m3/ha, các lần tưới tiếp
theo từ 600- 700 m3/ha và 15-20 ngày tưới một lần. Trong mùa khô, ở cả 2 vùng Nghệ
An và Tây Nguyê n nếu tưới từ 3-4 lầ n thì sẽ rất có lợi cho sinh trưởng và phát triển cây
cà phê.
Tưới gốc: 150-200lít/gốc, với lượng nước lớn như thế nên vùng trồng cà phê cần đầu tư hệ thống tưới nước.