Sự phát triển và nở hoa: Mỗi giống cà phê khác nhau có thời gian ra hoa sớm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY potx (Trang 85 - 86)

muộ n khác nha u.

Các giống cà phê chè (Coffea arabica) thuộc giống thấp cây như Catura, Catuai,

sau 24 tháng trồng sẽ nở hoa quả lần đầu (quả bói).

Giố ng Catimor nếu chă m sóc tốt sẽ ra hoa sớm hơn, chỉ sau 18 tháng trồng.

Các giống cà phê chè như Bourbon, Mundonoro, Typ ica v.v... ra hoa muộn hơn,

sau khi trồng từ trên 24 tháng đến 30 tháng. Các giống cà phê vối sau khi trồng từ 30

tháng tới 36 tháng mới bắt đầu ra hoa.

Trên vườn cà phê sau khi đã ra hoa lần đầu thì mỗ i nă m chỉ có một mùa nở hoa.

Sự ra hoa rải rác nhiều lần là rất cá biệt chỉ có ở một vài vùng trên thế giới như tại một

vùng ở Côtđivoa hoa cà phê nở quanh năm. Thường cứ sau vụ thu hoạch quả thì cây cà phê lại bước vào giai đoạn phân hoá mầ m hoa. Thời kỳ này kéo dài từ 1-2 tháng, lúc này nụ hoa còn rất nhỏ chiề u dài chỉ khoảng 3-6 mm, phía đầu được bảo vệ bằng một

lớp màng mỏng màu nâu, trông giố ng như mỏ chim sẻ non nê n được gọi là giai đoạn

"mỏ sẻ". Trong giai đoạn "mỏ sẻ" mầ m hoa gần như ngừng phát triển nên có thể coi đây là thời kỳ ngủ nghỉ của nụ hoa, các bộ phận của hoa chưa phát triển đầy đủ. Nhiều

tác giả cho rằng sự ngủ nghỉ tạm thời của nụ hoa là do sự thay đổi trạng thái, nồng độ

của axit Absisic trong cây tăng cao do sự khủng hoảng thiế u nước kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng. Như vậy, sự biến động các yếu tố nội sinh thời kỳ này

đương nhiên là có sự tác động sâu sắc của các yếu tố ngoại sinh. Trong thực tế thời

gian khô hạn thích hợp nhất cho quá trình phát triển nụ hoa của cà phê là 2- 3 tháng, thời gian phâ n hoá mầ m hoa thích hợp trong điều kiện khô hạn. Khi sự khủng hoảng

thiế u nước xuất hiện sẽ là m cho hà m lượng axit Absisic trong nụ hoa và của rễ cây

giảm làm cho khả năng dẫn nước tăng lê n trong kỳ khô hạn. Đồng thời hà m lượng axit Gibberelic tăng lê n lúc này nụ hoa dần trở lạ i trạng thái hoạt động. Có thể nói sự thay đổi trong hoạt động sinh lý lúc cà phê nở hoa chịu sự tác động của nhiều yếu tố ngoại

cảnh, nhưng yếu tố ảnh hưởng có tính tiên quyết để thay đổi trạng thái ngủ nghỉ tạm

thời của nụ hoa là yếu tố nước. Một lượng mưa không lớn, thường chỉ 3-10 mm đã đủ để cho chồi hoa tái tăng trưởng. Lượng mưa này được gọi là "ngưỡng mưa nở hoa". Khi có đủ ngưỡng mưa hà m lượng axit Gibberelic tăng gấp 2 lần trong thời gian rất

ngắ n tạo bước đột phá loại bỏ sự kìm hã m của axit Absisic, nụ hoa tăng nhanh về kích thước về chất lượng bước vào gia i đoạn hoa nở.

Để hoa cà phê nở được bình thường thì tại thời điểm này cần phải có một lượng nước do mưa hay tưới là 25-30 mm để không chỉ cung cấp đủ nước cho cây mà quan trọng hơn là đã tạo một ẩm độ không khí vùng tán cây thích hợp cho sự nở hoa, ẩm độ

nhiề u hơn lượng 25-30 mm thì cũng không là m tăng số lượng hoa nở mà chỉ có ý nghĩa

cung cấp nước đủ để tăng ẩ m độ đất thíc h hợp cho bộ rễ phát triển. Vì vậ y, ta nên vận

dụng quy luật này vào việc tưới nước cho cà phê. Sau khi tiếp nhậ n được lượng nước

trên trong khoảng 6-12 ngày hà m lượng Cytokinin tăng nha nh gấp 3-4 lần hà m lượng

chất này ở thời kỳ phân hóa mầ m hoa và phát triển, khoảng cách về thời gia n từ tiếp

nhậ n nước đến lúc hoa nở trong điều kiệ n vùng sinh thá i của Việt Na m chỉ khoảng 6-7 ngà y. Ở Tây Nguyên cũng như nhiề u vùng khác, cứ sau một lần tưới đủ nước, hoặc mưa đủ nước là sẽ có một đợt hoa nở. Một mùa hoa nở người dân phải tưới ít nhất là 3 lần để có 3 đợt hoa rộ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY potx (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)