Giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn này được tính từ khi hạt nảy mầm đến trước kh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY potx (Trang 89 - 91)

I. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN

1. Giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn này được tính từ khi hạt nảy mầm đến trước kh

cây có hoa ( thời kỳ KTCB).

+ Thời kỳ vườn ươm:

Sự nảy mầm của hạt và thời kỳ cây trong vườn ươm: Sau khi gieo hạt khoảng 2- 3 tuần rễ sẽ xuất hiện, tiếp theo khoảng 20-25 ngày trục thân vươn thẳng đẩy 2 lá mầm

Hình 7.1. Quá trình nả y mầ m của hạt cà phê

Nằ m trong vỏ trấu vượt lên khỏi mặt đất. Sau 10-15 ngày lớp vỏ trấu bị hai lá

mầm đẩy rời ra, hai lá mầ m xoè nga ng được gọi là gia i đoạn "lá sò". Giữa ha i lá sò là một đỉnh sinh trưởng của thân cây cà phê, đến đây được xác định kết thúc quá trình nảy

mầm của hạt cà phê.

Khoảng 20-25 ngà y sau thân tăng trưởng và có đốt thân đầu tiên mang một đôi lá

thật thứ nhất. Sau 15-20 ngày sẽ có thêm một cặp lá. Cùng với sự tăng thêm các cặp lá

là sự tăng trưởng chiề u cao cây, khi cây có từ trên 5- 7 cặp lá chiều cao cây biến động

từ 20-30cm, tương đương thời gian là 6- 8 tháng kể từ khi gieo hạt nảy mầ m vào túi bầu. Đây chính là những chỉ tiêu tiê u chuẩn của cây giống trong vườn ươm, ở thời kỳ

này bộ rễ cà phê phát triể n trong phạm vi của túi bầu, chiều dài rễ cọc khoảng trên 20c m, xấp xỉ 30 c m. Vì vậy, túi bầu để ươm cây giống phải có chiều cao từ 25- 30cm mới phù hợp.

+ Những yê u cầu ngoại cảnh cần cho sự nảy mầ m và cây trong vườn ươm:

Hạt cà phê không có tính ngủ và rất nhanh mất sức nảy mầ m. Nếu hạt cà phê

phơi, sấy đến ẩ m độ hạt thương phẩ m là 12% thì hạt không còn khả năng nảy mầm. Để

hạt có tỷ lệ nảy mầ m cao thì sau khi thu hái xát vỏ quả, loại nhớt đe m ngâ m ủ ngay là tốt nhất. Điề u kiệ n khi chưa là m được hoặc phải vận chuyể n đi xa thì có thể bảo quản

hạt cà phê vối còn ướt 40-45% hà m lượng nước, bằng cách gói trong bột than ẩ m và để ở nơi mát sẽ kéo dài được khả năng nảy mầ m 7 tháng, với cà phê chè cũng bằng cách trên đã kéo dài khả nă ng nảy mầ m của cà phê chè là 1 năm (Bouhar mont 1971). Theo

kết quả nghiê n cứu của Vander Vossen (1979) tại Kenya và của Couturon (1980) tại Côtđivoa thì hạt cà phê có hàm lượng nước từ 40-41% được bảo quản trong các túi

thời gian 30 tháng. Tại Việt Nam bảo quản hạt cà phê giố ng bằng cách bảo quản ở

dạng cà phê thóc (còn vỏ trấu) trong môi trường ẩ m độ không khí 85-90%, nhiệt độ từ

22- 250C, ẩm độ trong hạt từ 22- 25%, lớp hạt rải mỏ ng khoảng 10cm thì hạt vẫn có thể

nảy mầm khoảng 80-90% sau khi bảo quản 2-3 tháng. Một điều rất cần chú ý là hạt cà phê không thể bảo quản trong tủ lạnh lâu ngà y ở nhiệt độ 10OC ( hàm lượng nước trong

hạt là 40 - 41% được giữ trong Pôlythine thật kín)

* Nhiệt độ: Khi hạt nảy mầ m nhiệt độ thích hợp là 30-32OC, nhiệt độ dưới 15OC hạt không nảy mầ m. Vì vậy, khi ủ hạt trong mùa Đông chú ý thúc mầm để hạt nha nh

chóng nảy mầ m. Thời kỳ từ sau nả y mầ m đến hết tuổi vườn ươm (sau 6-8 thá ng) cần

nhiệt độ từ 24 đến 250C.

* Nước: Khi nảy mầ m hạt cần hút một lượng nước để đảm bảo hà m lượng nước

khoảng 50% trọng lượng hạt, sau khi nảy mầ m đến suốt trong thời kỳ vườn ươm cần ẩm độ đất khoảng 70- 75%, ẩ m độ không khí từ 75-80%.

* Ánh s áng: Thời kỳ này cây cà cây ưa ánh sáng tán xạ, vì vậy vườn ươm giống

phải làm dàn che, đồng thời phải điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp theo tuổi cây trong vườn ươm.

* Chế độ dinh dưỡng: Cần bón đầy đủ và cân đối các nguyê n tố đa lượng, đặc

biệt chú ý nguyên tố lân vì thời kỳ này cũng là thời kỳ bộ rễ cần phát triển đầy đủ.

+ Thời kỳ tăng trưởng (thời kỳ KTCB): Được tính từ khi cây cà phê đưa ra

vườn sản xuất đến trước khi xuất hiện hoa.

Gia i đoạn nà y cây phát triể n các cặp cành ngang trên thân cây để tạo nên khung tán của cây và đó chính là các cành cho quả sau này. Tuỳ vào điều kiện thời tiết của

vùng sinh thái, từng mùa khác nhau trong năm cũng như chế độ dinh dưỡng mà tốc độ

ra lá mà phân cành sớm muộn khác nhau. Nếu chă m sóc tốt, khí hậu thuận lợi các

giống cà phê chè thấp cây một năm có thể phát sinh từ 10- 12 cặp cành, các giố ng cà phê chè cao cây và cà phê vố i ít hơn, khoảng 8- 10 cặp cành.

Trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao và hình thành khung tán của cây cũng là thời kỳ phát triển bộ rễ. Vì vậy, cần giữ ẩ m và chă m sóc tốt để bộ rễ phát triển bình

thường. Một hoặc hai năm tiếp theo cây cà phê vẫn tiếp tục phát sinh cành và tăng trưởng chiều cao cây, bộ rễ ăn sâu và rộng hơn. Trong thời gian này cây cần đủ dinh dưỡng để phát triển tối đa về khung tán, thiếu dinh dưỡng cành ké m phát triể n, tán hẹp, đốt cành ít cà phê chè ít phát sinh cành cấp 2, dẫn tới khả năng cho hoa quả kém vào

các năm sau.

Khâu công việc bắt buộc trong thời kỳ này là tạo bộ khung tán cân đối và quy

định độ cao phù hợp để tiện cho thu hoạch sau này.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY potx (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)