1. Đặc điể m thân cà phê: Cây cà phê thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, khi còn nhỏ ở thời
kỳ đầu trong vườn ươm thân có góc cạnh gần vuô ng, màu xanh. Khi cây lớn do sự phát
triển của các tế bào cung tiền tượng tầng hoạt động sinh ra nhiề u mạch gỗ và libe thứ
cấp là m cho thân cây có hình trụ tròn. Gỗ cây cà phê màu vàng ngà dòn dễ gãy nên chịu gió bão ké m.
Thâ n cà phê có nhiề u đốt, mỗ i đốt mang một cặp lá. Tại mỗi nách lá có 2 loại
mầm cành: Mầ m cành cấp 1 được gọi là cặp cành cơ bản vì đây là những cặp cành tạo
nên khung tán của cây. Cành cơ bản còn được gọi là cành quả vì chỉ có các cặp cành này mới có khả năng cho hoa quả. Một mầm cành khác là mầ m của cành vượt không
có khả năng cho quả, nhưng có thể trở thành một cây cà phê mới. Độ dài lóng đốt của
thân mỗ i giố ng, mỗi đoạn trên thân cũng khác nha u. Chiều cao cây của loài cà phê vối cao hơn cà phê chè. Trong sản xuất thường phải tạo ra độ cao kinh tế để có năng suất
cao, dễ chă m sóc, thu hoạch.
Tốc độ sinh trưởng của thân phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh. Thời kỳ nả y mầ m thân mầm phát triển chậm, khi cây được 2 cặp
lá thật thân phát triển nhanh, khi đủ tuổi vườn ươm là 6- 7 tháng chiều cao cây trên 20c m-25c m. Đồng thời đã có ít nhất là 5 cặp lá (thường có 6 cặp) và đã có khả năng
phân hoá mầ m cành cấp 1 (cơ bản, cành ngang, cành quả). Ở điều kiện khí hậu tốt sau hai nă m thân có chiều cao từ 90cm-120cm và cây tăng trưởng nhanh cho đến năm thứ 4, trong giai đoạn từ 1-4 nă m nếu thiếu dinh dưỡng thân tăng trưởng chậm, cành cơ bản
phát triển chậm khung tán cây phát triển kém. Sức sinh trưởng của cà phê vối mạ nh hơn cà phê chè. Tuổi thọ của thân cây cà phê biến động lớn bởi điều kiện ngoại cảnh và luôn ngắn hơn tuổ i thọ của bộ rễ. Nhưng nhờ có chồ i vượt thay thế được thân nên có thể cưa đốn phục hồi để kéo dài chu kỳ kinh tế. Ở Việt Nam tuổ i thọ của thân cây cà phê tuy không dài bằng các vùng nguyên sản, nhưng cũng đạt tới trên 50 đến 60 nă m.
nga ng và cành vượt.
+ Cành ngang (cành quả): Hay là cành cơ bản, phát sinh trên đốt của thân và mỗi nách lá chỉ có duy nhất một mầ m chồi, khi chồ i này bị chết thì không có mầm
khác thay thế. Cơ cặp cành đối xứng nhau qua thân, cặp cành trên vuông góc với cặp cành dưới phâ n bố đều trong không gia n. Khi cây được một nă m đã có khoảng 6-12 cặp cành. Các giố ng cà phê chè thấp cây như Catura, Catuai, Catimor sau một năm thường có từ 10-12 cặp. Cà phê vối từ 6- 10 cặp.
Trên các đốt của cành tại mỗi nách lá có hai loại mầm: Mầ m của cành ngang thứ
cấp và mầ m hoa. Cà phê chè phát sinh cành thứ cấp nhiều, nếu để mọc tự nhiên có thể
tới 7 cấp cành, trong sản xuất thường chỉ để tới 3 cấp cành. Loài cà phê vối phát sinh ít
cấp cành, nếu để tự nhiên và trồng ở các vùng có khí hậu tốt mới phát sinh cành cấp 2. Ở Việt Na m các tỉnh Bắc miền Trung - Nghệ An, Thanh Hoá cà phê vối hầ u như không
sinh cành cấp 2 khi để phát triển tự nhiên. Do khả năng phát sinh cành cấp 2 kém vì vậy sau 2-3 nă m cho quả Cơ cành tàn lụi dần làm cho số lượng cặp cành cơ bản ít dần
từ đoạn dưới của thân. Nếu không tác động biện pháp tạo hình bổ sung sớm thúc đẩy
sự ra cành quả thứ cấp, tán cây sẽ thu hẹp chỉ còn một số rất ít cặp cành ở đoạn thân
gần đỉnh và thường gọi là "cà phê dù".
Ở cà phê nă m đầu cây chỉ hình thành cành lá, năm thứ 2 trên các đoạn cành nă m trước là cành lá sẽ hình thà nh hoa quả, đồng thời cũng lạ i hình thành thêm 1 đoạn cành lá mới. Và nă m sau nữa đoạn cành này mới hình thành hoa quả và lại tiếp hình thành một đoạn cành mới và cứ như vậy tiếp tới các năm sau. Tuy nhiên ở mỗi loài cà phê cũng có sự khác nhau.
Cà phê vối và cà phê mít trên mỗi đoạn cành chỉ ra hoa, quả 1 năm. Những năm
sau không ra hoa, quả nữa và như vậy hoa, quả được hình thành ngà y càng xa gốc, ở
những đoạn cành đã ra hoa, quả sẽ hình thành các cành thứ cấp.
Cà phê chè sau những nă m ra hoa quả, trên các đoạn cành đã ra hoa, quả có thể
còn ra hoa, quả một số nă m nữa. Các giống như Catura, Portuga l, Catimor chỉ ra hoa,
quả trên đoạn cành đã ra hoa, quả 3-4 năm. Nhưng cà phê Mokka và Typica ra hoa ,
quả trên các đoạn cành đã ra hoa, quả nhiề u nă m hơn (có thể 6-7 nă m hoặc hơn nữa). Như vậy số đốt có quả của cà phê Mokka, Typica càng lâ u càng nhiều, từ gốc ra đến
ngọ n hầ u như chỗ nào cũng có quả. Trong khi đó do sự ra hoa, quả của các giống
Catimor, Catura, Portugal chỉ 3-4 nă m nê n năng suất thấp hơn.
Sự phân cành theo chiều ngang của cà phê phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng.
Cà phê mít có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất nên cành phân theo chiều ngang cũng
mạnh nhất và chiế m diện tích đất lớn. Cà phê vối và cà phê chè có tốc độ sinh trưởng
theo chiề u nga ng thấp. Trong đó các giống Catura, Catimor, Portuga l phân cành chiều
nga ng mạ nh hơn chiề u cao và lớn hơn so với các giống Mokka,Typica. Giống
sáng tốt hơn và có thể trồng dày. Sự phân cành theo chiều ngang còn phụ thuộc vào độ
dày của các đốt, cà phê mít có các đốt thưa nhất, cà phê chè ngắn nhất trong đó 2 giố ng
Catura, Catimor có đốt dày hơn 2 giống Mokka,Typ ica.
Quy luật ra cành, ra hoa, quả của các loài và giống liê n quan đến các biện pháp kỹ
thuật như xác định mật độ, tỉa cành, thu hái quả.
+ Cành vượt: Mầm ngủ của cành vượt chỉ có trên các nách lá của thân cây cà phê và nằ m ở dưới mầ m ngủ của cành ngang từ 1-1,5mm nên cành thường xuất hiện
sau cành ngang. Số lượng mầm ngủ tại mỗi đốt thân nhiề u hơn mầ m của cành ngang.
Cành vượt có hướng phát triển cùng chiề u thẳng đứng như thân.
Vào thời kỳ kinh doanh cành vượt thường phát sinh nhiều, đặc biệt khi thân cây
bị gãy, hay bị cưa đốn các chồi vượt phát triển nhiều, tốc độ tăng trưởng nhanh. Vì vậy,
nếu cà phê đang ra hoa, là m quả không đánh tỉa chồi vượt sớm dinh dưỡng bị chi phối
rất lớn sẽ làm giảm nă ng suất
Đặc điể m của cành vượt là không có khả năng ra hoa, quả, tuy nhiê n có thể dùng
đoạn cành vượt để giâ m cành, dùng ngọn để ghép.
Hình 6. 2: Đoạn thân và cành cà phê
A. Đoạn cành đã cho quả ở những năm trước; B. Đoạn cành đang mang quả.