và 1 lớp mỏng ngă n cách giữa chúng là tượng tầng (ca mbium). Hình 2 giới thiệu giải
phẩu mặt cắt ngang thân cao su với sự phân chia các lớp trong vỏ một cách tương đối
về khoảng cách.
Vì mủ cao su chỉ thấy xuất hiện nhiề u trong phần vỏ, nên vỏ sẽ được xe m xét chi
tiết nhằm xác định vị trí cũng như một số đặc tính khác của hệ thống sản sinh ra mủ
cao su.
Lớp ngoài cùng là lớp mỏng (lớp mộc thiê m) gồ m nhiề u tế bào chết tạo thành, là m nhiệ m vụ bảo vệ các lớp trong. Ở cây dưới 1 nă m lớp này thường rất mỏ ng hoặc
không có.
Kế tiếp là “lớp da cát thô” với nhiều tế bào có kích thước lớn, có hoạt động sinh
lý kém. Chúng gồ m chủ yếu là những tế bào nhu mô vỏ, cương mô, hậu mô và thưa
thớt những tế bào ống nhựa mủ đã già, mất khả năng sản xuất mủ. Đây là lớp dày nhất
trong các lớp được tìm thấy trong vỏ.
Hình 2.2: Giải phẩu mặt cắt ngang thân cây cao s u
Kế tiếp là “lớp da cát tinh” với nhiều tế bào có hoạt động sinh lý mạnh hơn. Phần
tế bào đá. Mật độ các tế bào ống mủ có nhiều hơn lớp trước. Tuy nhiê n, chúng cũng chỉ
chiế m một tỉ lệ không quá 10%.
Tiếp theo là “lớp da lụa” có độ dày khá mỏng nhưng ở đây tập trung chủ yếu các
tế bào ống nhựa mủ có kích thước nhỏ, hoạt động sinh lý mạnh cùng với nhiều tế bào mạc h rây. Ước tính có hơn 90% tế bào ống nhựa mủ cao su được tìm thấ y ở đây. Đây
cũng chính là vị trí cần tác động vào để có thể thu được mủ cao su. Da lụa là lớp mỏng
nhất và độ dày của nó cũng thay đổi tuỳ theo giống, điều kiệ n canh tác và tuổi cây.
Dòng vô tính GT1 có lớp da lụa thường rất mỏng và nằ m sát tượng tầng hơn dòng vô tính PB235. Tuổi cây càng lớn lớp da lụa càng dày. Trong điều kiện chăm sóc và ngoại
cảnh thuậ n lợi lớp này cũng dày hơn.
Ở cuối của lớp vỏ là “tượng tầng”, là nơi sản sinh ra các tế bào gỗ phía bên trong nó và các tế bào libe trong đó có hệ thống ống mủ cao su. Tượng tầng trên cao su
thường có bề dày chừng 1- 1,2mm tuỳ theo giống, tuổi cây và mùa vụ. Tượng tầng hoạt động có tính chu kỳ. Có nhiều hoạt động sinh trưởng phát triển của cây có liên quan
đến đặc tính chu kỳ này và cũng dựa vào những đặc tính nà y để bóc vỏ khi ghép cây,
hay phòng trị bệnh cho cây.Thâ n cây cao su non thường rất dễ mẫn cảm với bệnh nấm, đặc biệt là nấm gâ y bệnh héo đen đuôi lá và bệnh phấn trắng