loại hoa đơn tính đồng chu, với tỉ lệ 1 hoa cái /60 hoa đực. Hoa đực thường nở trước
hoa cái một thời gian nê n phần lớn hoa thụ tinh bằng giao phấn chéo thông qua trung gian côn trùng và gió. Do đặc tính này mà cây cao su đời sau có nhiề u biến động về di
truyền có liên quan trực tiếp đến năng suất mủ. Hoa cao su ra lần đầu tiê n trên cây 4-5
năm tuổi. Điều kiện ngoại cảnh càng khắc nghiệt cây càng ra hoa sớm. Nhiều vùng trồng cao su tại Đức Cơ (Gia Lai) hay Dốc Miế u (Quảng Trị) hoa cao su ra lần đầu thường sớm hơn cao su tại các vùng truyền thống (Đông Na m Bộ). Tuy nhiên, sự thụ
phấn trên cao su xảy ra với tỉ lệ tương đối thấp. Kết quả nghiên cứu tại Lai Khê cho thấy tỉ lệ thụ quả là 8,46% khi có trợ giúp kích thích sinh trưởng (Trần Thị Thuý Hoa
et al., 2001). Kết quả nghiên cứu tai Puerto Rico cho thấy những tỉ lệ thấp hơn là 5%
và tại Malaysia tỉ lệ này là 0,2- 1,6% (trích từ Nguyễn Thị Huệ, 1997). Đây là một trở
ngạ i lớn cho công tác chọn tạo giống. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, dài khoảng 5 mm, có
hình chuông và nhọn hơn hoa cái. Hoa đực chỉ có 5 cánh đài, không có cánh tràng, có 10 nhị đực nhỏ không cuống, xếp thành ha i hàng, mỗ i hàng 5 nhị. Mỗi hoa đực có thể
sản xuất 1000 hạt phấn. Hạt phấn hình ta m giác có đường kính 25- 30 m có vách dày 2-3m. Hạt phấn rất mẫn cả m với môi trường ẩm ướt nên mưa có thể là m hư hại hạt
phấn. Hoa cái mọc riêng lẻ từng cái ở đầu cành, có kích thước bình quân 8 mm chiều
dài. Hoa cái cũng không có cánh tràng chỉ có 5 cánh đài.
Hình 2.4: Hoa, lá cao su.
Cấu tạo gồ m có mộ t bầ u noã n với 3 tâ m bì, mỗ i tâ m bì là mộ t buồ ng n hỏ đ ón gk ín chứ a 1 noã n, tr on g bầ u noã n c ó dấu vết c ủa 10 n hị đực bị lép .
Vào thờ i đ iể m hoa c hín, n uố m ho a có mà u và n g trắ n g, ẩ m ư ớt, s a u đ ó 4
n gà y nuố m c hu yể n mà u nâ u đỏ và k hô đ i( hình2 . 4) .
2 . Q uả và hạ t
Sau khi thụ phấn chừng 4-5 tháng thì quả sẽ chín. Quả cao su thuộc loại quả nang
(vỏ quả khô có nhiều mảnh) có đường kính từ 3- 5c m. Quả có 3 buồng, mỗi buồng có
một hạt. Khi chín quả nứt theo chiều dọc bắn tung hạt ra ngoài. Hạt có thể văng xa đến
15m. Mùa quả chín ở Miền Nam và Tây Nguyên vào tháng 6-7, vụ phụ vào tháng 10- 11. Trong khi ở khu vực Bắc miền Trung lại rơi vào cuối nă m hay đầu nă m sau. Việc
thu hoạch hạt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nắ ng ráo, để vỏ quả có thể khô và quăn
lại sau đó bắn hạt tung xuống đất. Quả cao su sau khi hình thành và phát triể n được 12
tuần có thể đạt được kích thước lớn nhất, 16 tuần sau vỏ quả có thể hoá gỗ và khoảng
20 tuầ n thì chín.
Hạt có chiề u dài 2-3,5c m, trọng lượng 3,5-6g tươi (vừa rụng). Một kg hạt trung
bình có 200- 250 hạt. Bên ngoài hạt là một lớp vỏ cứng láng. Hạt có dạng gần tròn hay bầu dục với mặt lưng lá ng và mặt bụng hơi phẳng hơn, tại đây có một lổ nhỏ để giúp cho cây hút nước khi nảy mầm. Nhìn ngoài hạt cao su gần giống trứng cút, hình thái bên ngoài của vỏ hạt là đặc trưng của giống. Bên trong hạt cấu tạo bởi phôi và nộ i nhủ.
Nội nhủ chiế m phần lớn thể tích của hạt và chứa chủ yếu là chất béo, đạm và nước. Do
hạt thường chín sinh lý trước khi rụng khá lâu nên sau khi rụng hạt rất dể mất sức nảy
mầm, do hiện tượng oxy hóa chất béo và mất nước xảy ra nhanh chóng khi chưa gặp điều kiệ n thuận lợi cho việc nảy mầ m. Vì thế mà hạt thường được gieo nga y sau khi
thu từ vườn cây để khắc phục hiện tượng trên.
Bài 3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU.