Đánh giá cải tiến

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MỘT SỐ MƠ HÌNH LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG.pdf (Trang 131 - 134)

CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ THỰC HIỆN

5.2.Đánh giá cải tiến

Việc cải tiến hiệu suất hoạt động tại điểm thắt cổ chai giúp nâng cao hiệu suất chung của chuỗi. Cĩ thể minh chứng trong thực tế khi khắc phục được phần lớn tình trạng giao hàng trễ hẹn tại Fuji Denso thì độ tin cậy trong giao hàng của Koda đối với khách hàng được cải thiện rõ ràng, số lần phàn nàn của khách hàng giảm xuống. Fuji Denso là điểm thắt cổ chai cục bộ, hiệu suất thấp tại đây ảnh hưởng đến cả mạng lưới cung cấp và nhất là đối với khách hàng trực tiếp của nĩ - Koda. Do khơng thể thay đổi được nhà cung cấp này nên Koda phải bù vào hiệu suất thiếu hụt này bằng các nguồn lực của mình và những nhà thầu phụ khác. Để đối phĩ với rủi ro, Koda yêu cầu thời gian giao hàng về xưởng (dự trữ) trước 3 tuần (việc này làm tăng chi phí tồn kho và chi phí do phải kiểm tra 100% lơ hàng).

Việc phân tích và cải tiến tình hình chất lượng tại Fuji Denso là một trường hợp bất thường khơng giống như các nhà thầu phụ khác đã cĩ thời gian hợp tác lâu dài với Koda. Sự tham gia của Fuji Denso (trong thời gian ngắn đã trở thành một nhà thầu phụ chính) trong mạng lưới cung cấp đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình chất lượng chung. Vì vậy, đối với nhà cung cấp này, trước tiên, Koda phải giúp họ ổn định chất lượng bằng cách kiểm sốt chặt chẽ tình hình sản suất, hạn chế tối thiểu mức sai hỏng, hỗ trợ kịp thời các sự cố phát sinh. Koda cũng phải giúp Fuji Denso trong việc đào tạo và huấn luyện nhân viên để cĩ thể tiếp cận và thực hiện theo các tiêu chuẩn chất lượng mà Koda yêu cầu. Từ tháng 4-6, các hoạt động tại Fuji Denso cĩ những bước cải thiện hơn nhưng nhìn chung vẫn cịn tương đối thấp so với các nhà thầu phụ khác và hiện nay, Fuji Denso vẫn cịn nằm trong chế độ kiểm sốt đặc biệt của Koda.

Qua việc đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng thơng qua các tiêu chí về chất lượng, ta thấy rằng chất lượng cần được duy trì và tăng cường khi đi dịng sản phẩm được chảy qua các lớp khác nhau trong chuỗi. Nếu năng lực đưa chất lượng vào sản phẩm của các thành viên giữa các lớp khơng đồng nhất với nhau thì lớp yếu nhất sẽ làm cho mọi nỗ lực của các lớp trước nĩ trở thành vơ nghĩa. Vì vậy, chất lượng phải

được quan tâm tạo ra từ tất cả các bộ phận liên quan trên mọi cơng đoạn trong quá trình sản xuất lẫn phân phối.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MỘT SỐ MƠ HÌNH LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG.pdf (Trang 131 - 134)