4.2.2. Các chức năng hoạt động
1.Kế hoạch
Các P/O được nhận tiếp nhận ở văn phịng chính Singapore và chuyển về Việt Nam. Bộ phận kế hoạch lên lịch sản xuất chính, lịch này được chuyển tới các bộ phận liên quan, nhà thầu phụ, nhà cung cấp hàng tuần.
2.Thu mua
Koda chỉ thực hiện các giai đoạn cuối trong quy trình sản xuất. Các nguyên liệu và bán thành phẩm được cung cấp bởi các nhà thầu phụ bên ngồi. Mỗi nhà thầu phụ đều cĩ Q.C của Koda tham gia việc kiểm tra chất lượng trước khi hàng xuất xưởng.
3.Sản xuất
Koda sản xuất theo đơn hàng. Sản phẩm kết hợp các chi tiết cĩ nguồn gốc từ nhiều nhà thầu phụ để thực hiện các cơng đoạn sản xuất tiếp theo. Để bảo vệ các bí quyết kinh doanh, mỗi chi tiết khác nhau của sản phẩm sẽ được thực hiện bởi các nhà cung cấp khác nhau. Sự khơng đồng nhất về trình độ kỹ thuật cũng như chất lượng của các nhà cung cấp luơn là vấn đề lớn cho bộ phận sản xuất. Đặc điểm sản phẩm: dạng tháo rời khi đĩng gĩi, khách hàng cĩ thể lắp ráp sau khi mua hàng theo các giấy hướng dẫn kèm theo. Đặc điểm này giúp Koda giảm chi phí trong sản xuất cũng như đĩng gĩi, lưu kho và vận chuyển. Thiết kế sản phẩm mới là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của Koda (2 ngày/ sản phẩm mới). Hàng mẫu của Koda được cung cấp miễn phí, nhưng khách hàng phải trả chi phí vận chuyển.
4.Phân phối
Koda khơng bán lẻ sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm đến người tiêu dùng thơng qua các kênh phân phối bên ngồi. Tính theo các trung gian phân phối, sản phẩm Koda qua tối đa 5 trung gian trước khi đến được tay người tiêu dùng.
Trong một số trường hợp, Koda sản xuất những sản phẩm mang tên và nhãn hiệu của những cơng ty khác. Koda nhìn nhận việc này như “một cách thức để đưa sản phẩm ra thị trường, nhất là ở những thị trường mới, thơng qua những nhà phân phối cĩ uy tín mà sản phẩm Koda đến được tay người tiêu dùng” (Richard Chia).
Các hoạt động xuất nhập đều thơng qua tổ chức hậu cần bên ngồi.
5.Trả lại
Trong quá trình sản xuất bên trong và bên ngồi chuỗi cung ứng, sản phẩm sai hỏng bị trả về cơng đoạn trước hoặc bị loại ra. Tại Koda, nếu số lượng hàng thay thế ít, nĩ được thực hiện bởi IE, nếu số lượng lớn, nĩ được kèm vào lịch sản xuất chính.
4.3. Đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng cơng ty KODA
4.3.1. Lựa chọn phạm vi
1.Phạm vi khảo sát trên chuỗi
Hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng này được tính từ người khai thác gỗ đến người tiêu dùng. Do hạn chế về thơng tin nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi từ các nhà thầu phụ thứ nhất (5 nhà cung cấp chính), Koda và người mua hàng trực tiếp (5 khách hàng chính). Theo lý thuyết chuỗi cung ứng, hiệu suất của chuỗi là hiệu suất thấp nhất đang tồn tại ở một điểm nào đĩ trong chuỗi (điểm thắt cổ chai). Vì thế ý tưởng chính khi đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng là tìm kiếm và cải tiến điểm giới hạn này nhằm nâng cao hiệu suất tồn chuỗi. Với phạm vi nghiên cứu hẹp, điểm thắt cổ chai cục bộ chưa hẳn là điểm cĩ cơng suất thấp nhất chuỗi nhưng việc đo lường này cĩ một số ý nghĩa nhất định cho nhà quản lý:
• Giúp họ hiểu rõ hơn về hệ thống của mình để điều hành tốt hơn. Phát hiện ra được các mối đe doạ cũng như cơ hội để chuẩn bị những biện pháp ứng phĩ thích hợp.
• Nhận diện những vấn đề đang tồn tại và đưa ra những biện pháp nhằm xử lý và cải tiến hiệu suất hoạt động của hệ thống.
• Mỗi cơng ty khơng phải là thành viên của một chuỗi duy nhất mà nĩ nằm trong mạng lưới các chuỗi khác nhau. Vì vậy, việc nâng cao hiệu suất hoạt động của cơng ty giúp mở ra những cơ hội kinh doanh khác với thị trường bên ngồi.