Kết quả khảo sát về tiêu chí hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 74)

9: Đơn vị có thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực

Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 10 28 54 8 0 Tỷ lệ (%) 10 28 54 8 0 (Nguồn: Trích từ Phụ lục 2)

Từ những đánh giá, phân tích trên cho thấy công tác hoạch định nguồn nhân lực tại UBND Quận 2 thời gian qua chưa thực hiện bài bản, chưa có chiến lược, dự báo nguồn nhân lực lâu dài cho đơn vị. Vì vậy, thời gian tới UBND Quận 2 cần đầu tư nhiều hơn cho công tác hoạch định nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược nhân sự rõ ràng để có thể ứng phó với những thay đổi trong tương lai.

2.4.3. Tuyển dụng

Việc tuyển dụng lao động được thực hiện tương đối đơn giản vì các trường họp đều là thân nhân hoặc người quen của cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ mới biết được thông tin tuyển dụng trước, sau khi xem xét hết danh sách ưu tiên mới tới tuyển dụng người ngoài từ các phòng ban, đơn vị khác thuộc quận.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về tiêu chí tuyển dụng 5: Thông báo tuyển dụng được thông tin rộng rãi

Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 44 32 18 6 0 Tỷ lệ (%) 44 32 18 6 0

6: Đơn vị có quy chế tuyển dụng, triển khai đến CBCNV và thực hiện khá tốt Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 24 38 30 8 0 Tỷ lệ (%) 24 38 30 8 0

7: Công tác tuyển dụng đáp ứng kịp thời yêu cầu nhân sự cho các bộ phận tại đơn vị Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 12 36 42 10 0 Tỷ lệ (%) 12 36 42 10 0

8: Nhân sự mới tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu công việc

Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 6 32 48 14 0 Tỷ lệ (%) 6 32 48 14 0 (Nguồn: Trích từ Phụ lục 2)

Kết quả khảo sát 100 cán bộ công chức, nhân viên với nhóm tiêu chí liên quan tới công tác tuyển dụng cho thấy nội dung “Thông báo tuyển dụng được thông tin rộng rãi” số người đồng ý chỉ chiếm 6%, còn lại 94% thì cho là không có ý kiến, không và rất không đồng ý. Điều này thể hiện nguồn nhân lực mới được tuyển vào UBND Quận 2 thông qua kênh truyền thông rất thấp, còn lại đa số được tuyển qua “quen biết”, điều này sẽ dẫn đến việc hạn chế là khó tuyển dụng được nhiều người giỏi do tính cạnh tranh thấp.

Với nội dung “Đơn vị có quy chế tuyển dụng, triển khai đến cán bộ công nhân viên chức và thực hiện khá tốt”, số người đồng ý chiếm 8%, số còn lại chiếm 92% thì không có ý kiến, không và rất không đồng ý. Con số này nói lên việc triển khai tuyển dụng chưa phổ biến, triển khai tốt cho toàn thể cán bộ công chức, nhân viên, việc tuyển dụng chỉ cho người quen vào trở thành một dạng “văn hoá” của cơ quan, dẫn đến các nhân viên sẽ thờ ơ với các quy chế tuyển dụng.

Với nội dung “Công tác tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu nhân sự cho các bộ phận”, số người đồng ý chiếm 10%, số còn lại chiếm 90% thì cho là bình thường, không và rất không đồng ý; với nội dung “Nhân sự mới tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu công việc” số người đồng ý chiếm 14%, số còn lại chiếm 86% thì cho là bình thường, không và rất không đồng ý. Việc tuyển dụng chỉ cho người quen vào dẫn đến hậu quả số người đảm nhận và đáp ứng được yêu cầu công việc trong phòng ban mình là rất thấp, hậu quả của cơ quan sẽ tốn thêm chi phí đào tạo và thời gian cho nguồn nhân lực này.

Nhìn chung, trong thời gian qua, việc tuyển dụng tại UBND Quận 2 chưa được thực hiện theo quy trình bài bản. Về nguồn tuyển dụng, chủ yếu từ nguồn quen biết, giới thiệu... dẫn đến ít thu hút được người giỏi từ bên ngoài, về tiêu chuẩn tuyển dụng, chưa cụ thể rõ ràng nên người tuyển dụng không dễ đáp ứng công việc, lại có trường hợp tuyển vào nhưng sau đó chuyển vị trí khác, hoặc không làm do thấy công việc không phù hợp. Quy trình tuyển dụng còn sơ sài. Vì vậy, UBND quận cần nghiên cứu,

hoàn thiện quy trình tuyển dụng, có như vậy, công tác tuyển dụng mới đáp ứng được yêu cầu quản trị nguồn nhân lực cho cơ quan trong thời gian tới.

2.4.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Kết quả khảo sát về tiêu chí liên quan đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể về nội dung “CBCNV được tham gia những chương trình đào tạo theo yêu cầu công việc” số người đồng ý chiếm 34%, số người không ý kiến cũng chiếm 34%, số còn lại 32% cho là không và rất không đồng ý. Khảo sát này cho thấy 2/3 số người được đào tạo theo yêu cầu công việc, họ được đào tạo qua các kỹ năng cơ bản để đáp ứng được yêu cầu công việc, khi cơ quan có yêu cầu luân chuyển vị trí công tác thì các cán bộ công chức, nhân viên cũng sẵn sàng thích nghi được ở vị trí mới.

Với nội dung “công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị rất được chú trọng”, số người đồng ý và rất đồng ý chiếm 46%, số cho là không ý kiến chiếm 30%, còn lại 24% thì không đồng ý. Như vậy qua khảo sát có đến 76% cán bộ công chức, nhân viên đồng tình về nội dung này, chứng tỏ UBND quận thực hiện tốt công tác này, nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tương lai của Văn phòng nói riêng và của UBND quận nói chung.

Với nội dung “các chương trình đào tạo thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu của CBCNV” số người khảo sát có ý kiến tích cực đồng ý chiếm 24%, số cho là không ý kiến chiếm 54%, cho thấy việc đào tạo đã bám sát đã tạo ra sự tự tin và giải quyết công việc hiệu quả hơn. Việc 22% số người cho là không và rất không đồng ý đáng để cơ quan quan tâm, đánh giá các chương trình đào tạo lại sao cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch mà cơ quan đã đề ra trong từng năm.

Với nội dung “Anh/chị có được trang bị những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc” số người đồng ý chiếm 40%, số cho là không ý kiến chiếm 38%, còn lại chiếm 22% thì cho là không và rất không đồng ý. Như vậy, theo đa số đánh giá của cán bộ công chức, nhân viên được khảo sát thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND Quận 2 đã được quan tâm, đáp ứng phần nào nhu cầu công việc cũng

như nhu cầu được đào tạo của cán bộ công chức, nhân viên nhưng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực của UBND quận 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)