Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Môi trường bên trong

Mục tiêu của đơn vị ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là lãnh đạo phụ trách quản trị.

Chiến lược phát triển của đơn vị định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, nhân viên lành nghề và phát huy tài năng của họ.

Bầu không khí - văn hoá của cơ quan: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.

Công đoàn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định về nhân lực (như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động).

Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong cơ quan. Trong tổ chức mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân lực phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để đề ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách

nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.

Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân lực. Nhiệm vụ của công tác nhân lực là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với tổ chức bởi vì thành công của tổ chức phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến nhân viên. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân lực được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của tổ chức. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho tổ chức.

Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ tổ chức. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân lực vì quản trị nhân lực giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

Quản trị nhân lực trong tổ chức có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực và khẳng định vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với các tổ chức. Qua đó càng khẳng định rõ vai trò quan trọng của quản trị NNL nhằm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của tổ chức với từng cá nhân, cố gắng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân viên. Do đó quản trị nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều thách thức và đòi hỏi phải linh hoạt và phải nhạy bén.

Đơn vị cần chú trọng đến mục tiêu và chú trọng đến lợi ích của nhóm: chủ sở hữu, cán bộ nhân viên, người dân và xã hội.

Tổ chức nên có xu hướng chú trọng chuyên môn và tiềm năng phát triển; áp dụng biện pháp nâng cao quyền tự chủ cho nhân viên; Xu hướng của các tổ chức hiện đại là tôn trọng nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo và phát huy hết mọi khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ.

Vì vậy, việc phân tích và vận dụng đúng các cơ sở lý thuyết của quản trị nguồn nhân lực vào trong môi trường cơ quan hành chính nói chung cũng như Văn phòng và Ủy ban nhân dân Quận 2 nói riêng sẽ có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả như mong đợi.

Đây là cơ sơ khoa học thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực trong chương 2 và chương 3.

Nhìn chung các nội dung đã nêu của chương 1 đã chứng tỏ mức độ quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và tồn tại của một tổ chức nói chung hay cụ thể hơn trong đề tài nghiên cứu là Ủy ban nhân dân Quận 2, đồng thời đó cũng là cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động quản trị NNL tại Văn phòng và Ủy ban nhân dân Quận 2 sẽ trình bày trong Chương 2 cũng như việc đề ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân sự cho Ủy ban nhân dân Quận 2 sẽ được trình bày trong chương cuối của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VĂN PHÒNG VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2

2.1. Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân Quận 2 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quận 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)