Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Môi trường bên ngoài

Chính sách - pháp luật: Chính sách, pháp luật trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của cơ quan, đơn vị vì mỗi cơ quan, tổ chức đều hoạt động dựa trên sự quản lý của Nhà nước bằng các quy định, pháp luật do Nhà nước ban hành. Những chính sách, quy định của Nhà nước là hành lang pháp ly chung, là căn cứ xây dựng nội quy, quy chế hoạt động. Những chính sách này đầy đủ, phù hợp và có hiệu lực thi hành cao sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức hoạt động của cơ quan.

Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự. Khi có biến động về kinh tế thì đơn vị phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và hoạt động tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi các tổ chức có sự thay đổi thì đơn vị vẫn có thể phục vụ và quản lý được. Hoặc nếu chuyển hướng hoạt động, quản lý, cần đào tạo lại cán bộ, công nhân viên. Đơn vị một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động, phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi nếu cần thiết khi nền kinh tế có chiều hướng xấu đi do việc cắt giảm ngân sách.

Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong đơn vị và khan hiếm nguồn nhân lực.

Văn hoá - xã hội: Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp...

Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển: đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.

Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể: có ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động).

Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh ở đây chính là các tổ chức hoặc các cơ quan, đơn vị có thể cạnh tranh thu hút lao động đối với đơn vị. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, đơn vị phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay các đối thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)