Kết quả khảo sát về cơ hội thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 78)

17: Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến

Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 20 36 30 12 2 Tỷ lệ (%) 20 36 30 12 2

18: Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến trong đơn vị Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 30 36 24 8 2 Tỷ lệ (%) 30 36 24 8 2

19: Chính sách thăng tiến trong cơ quan là công bằng Ý kiến CBCNV Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Số phiếu 14 30 48 8 0 Tỷ lệ (%) 14 30 48 8 0 (Nguồn: Trích từ Phụ lục 2)

Qua kết quả khảo sát trên, ta thấy được lượng cán bộ công chức, nhân viên nắm được các điều kiện để được thăng tiến trong đơn vị chỉ chiếm gần 44%. Còn lại gần 56% cho thấy mức độ hài lòng về cơ hội thăng tiến không được tốt, số người này cho rằng việc áp dụng các điều kiện thăng tiến chưa được công bằng vì một số chính sách

thăng tiến còn mập mờ, lượng người không ý kiến và đồng ý chiếm 56%, còn lại là 44% là rất không đồng ý và không đồng ý; từ đó dẫn đến tâm lý tiêu cực trong việc suy nghĩ sẽ được thăng tiến trong đơn vị. Việc khảo sát ở câu “Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến trong đơn vị” thì số người không ý kiến và đồng ý chiếm 34%, còn lại 66% cho rằng việc cơ hội thăng tiến rất khó, vì mô hình quản lý của cơ quan hành chính nhà nước đều do Ban Tổ chức Quận ủy quản lý và các Lãnh đạo đứng đầu quận quyết định, do đó cũng một phần ảnh hưởng tâm lý cán bộ công chức, nhân viên khi muốn phấn đấu cống hiến và dùng hết sức để đạt cấp cao hơn trong cơ quan.

Nhìn chung, trong những năm qua, tại Văn phòng và UBND Quận 2, Lãnh đạo có quan tâm, nhận thức được công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là quan trọng. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu đào tạo còn mơ hồ, chủ yếu là theo cảm tính. Việc lập kế hoạch và chuẩn bị đào tạo, lựa chọn phương thức đào tạo ... chưa được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu. Đặc biệt, các chương trình đào tạo triển khai chưa được xem xét, đánh giá hiệu quả một cách đúng đắn. Một số các khóa học không hiệu quả do người học được đề xuất không sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới, họ không nhận thức được kiến thức mới phù hợp với thực tế hay nói cách khác động lực thúc đẩy việc học không rõ ràng khiến người học không có tinh thần ham muốn học hỏi. Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả sau đào tạo chưa được thực hiện... Kết quả dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển của đơn vị. Đây sẽ là vấn đề mà UBND Quận 2 cần nghiên cứu để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

2.4.5. Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Hàng năm, vào tháng 11-12, UBND Quận 2 sẽ có hướng dẫn về việc xét thi đua khen thưởng cho năm trên cơ sở đăng ký thành tích thi đua từ đầu năm của cá nhân, tập thể. Việc xét thi đua được thực hiện từ các cấp dưới lên trên. Kết quả xét thi đua từ các Tổ, phòng ban sẽ được tập họp, thông qua trong cuộc họp xét thi đua. Mỗi thành tích thi đua có quy định mức khen thưởng cụ thể nhưng không nhiều. Căn cứ vào kết quả

xét thi đua từ đầu năm đã đăng ký sẽ quyết định kết quả thi đua năm cho các cá nhân, tập thể. Việc xét thi đua dựa trên định lượng khối lượng công việc, chất lượng công việc đạt được; Vì vậy, công tác thi đua khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Qua kết quả khảo sát về nội dung “việc đánh giá kết quả làm việc của CBCNV được thực hiện công bằng, chính xác” số người đồng ý chiếm 22%, số người cho rằng không ý kiến chiếm 54%, số người không và rất không đồng ý chiếm 24%. Như vậy, đa số cán bộ công chức, nhân viên tham gia khảo sát cho là việc đánh giá kết quả làm việc là bình thường và tốt. Tuy nhiên, vẫn còn đến 24% không đồng ý, vì một số Tổ chuyên môn, bộ phận chức năng còn bị xét tuyển thi đua dựa trên cảm tính từ mối quan hệ và cấp trên. Thiết nghĩ, thời gian tới, UBND Quận 2 cần nghiên cứu bổ sung quy trình đánh giá kết quả làm việc gắn với hiệu quả làm việc nhằm phát huy hết tác dụng của công tác đánh giá nhân viên trong kích thích cán bộ công chức, nhân viên làm việc hiệu quả, góp phần cho sự phát triển của UBND quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 78)