Trả công lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực

1.2.3.2. Trả công lao động

Khái niệm tiền lương: Theo quan điểm cải cách tiền lương ở Việt Nam 1993 thì “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trong nền kinh tế thị trường” [Trần Kim Dung, 2011, chương 9, trang 274], ngoài ra tiền lương được hiểu theo một khái niệm khác: tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Hệ thống trả công trong các tổ chức được hoạch định nhằm mục đích sau: thu hút nhân viên, duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, kích thích động viên nhân viên, đáp ứng các yêu cầu luật pháp và phù hợp khả năng tài chính của tổ chức.

Nguồn: Trần Kim Dung (2011), Quản trị NNL, Chương 9, Trang 279)

Hình 1.3: Sơ đồ Cơ cấu hệ thống trả công cho các tổ chức

Về cơ cấu hệ thống trả công lao động được thể hiện qua sơ đồ 1.1. Thu nhập của người lao động bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có vai trò khác nhau với việc kích thích, động viên người lao động trong công việc. Ngày nay, ngoài lương, yếu tố vật chất, người lao động còn có những mong muốn về các yếu tố phi vật chất như cơ hội thăng tiến, công việc mang tính thú vị, thách thức phù hợp với quan điểm cá nhân, cũng như những điều kiện làm việc tốt hơn.

Ba hình thức tiền lương chủ yếu trong các tổ chức là: trả lương theo thời gian, trả lương theo nhân viên và trả lương theo kết quả thực hiện công việc. Trả lương theo kết quả thực hiện công việc là hình thức tiền lương có tác dụng kích thích rất mạnh mẽ đối với nhân viên trong tổ chức và được thực hiện ở ba cấp độ: kích thích cá nhân (gồm có các hình thức: trả lương theo sản phẩm, trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, trả lương theo sản phẩm lũy tiến, trả lương theo sản phẩm gián tiếp, trả lương theo giờ chuẩn và tiền hoa hồng), kích thích dựa vào nhóm, kích thích dựa vào kết quả công việc của tổ chức.

Chính sách tiền lương của một tổ chức chú trọng đến ba vấn đề cơ bản: mức Lương cơ bản

Phụ cấp Thưởng Phúc lợi

Cơ hội thăng tiến Công việc thú vị Điều kiện làm việc Thù lao vật chất Thù lao phi vật chất CƠ CẤU HỆ THỐNG TRẢ CÔNG

lương, cơ cấu của hệ thống tiền lương và năng lực khác biệt của các cá nhân khi thực hiện công việc. Quá trình xây dựng một bảng lương tổng quát trong một tổ chức được thực hiện theo 5 bước: Nghiên cứu tiền lương trên thị trường đối với những công việc chuẩn → Xác định giá trị công việc → Nhóm các công việc tương tự vào một ngạch lương → Định giá mỗi ngạch lương → Phát triển các bậc lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)