Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 105)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nắm bắt và đánh giá chính xác, khách quan thực trạng nguồn nhân lực, đối chiếu với quy định của Luật công chức và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm của cán bộ, công chức.

Thực hiện tốt mô hình quản lý theo chức năng kết hợp một cách khoa học các phương pháp quản lý thay chế độ chuyên quản. Thực hiện hoàn chỉnh quy trình kiểm tra theo cơ chế rủi ro thay cho kiểm tra theo niên độ.

Quy trình mới tạo điều kiện phân công cán bộ theo chức năng và theo vụ việc, công tác thanh tra kiểm tra được tăng cường hơn nhờ tính phối hợp khai thác thông tin giữa các bộ phận trong quá trình quản lý.

Áp dụng quy trình mới, tăng hiệu quả quản lý, hạn chế tiêu cực.

UBND quận cần phải cải tiến phương pháp và quy trình đánh giá cán bộ công chức theo hướng gắn với kết quả hoàn thành công việc của từng cán bộ công chức để đảm bảo tính công bằng, vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương, tiền thưởng. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo đáp ứng nguyên tắc SMART:

Cụ thể, chi tiết: Các tiêu chí phải phản ánh được sự khác biệt giữa người thực hiện công việc tốt và người thực hiện công việc không tốt (S).

Đo lường được: Các tiêu chí phải đảm bảo đo lường được và không quá khó khăn trong việc thu thập dữ liệu hoặc dữ liệu quá phân tán (M).

Phù hợp thực tiễn: Các tiêu chí thực hiện công việc gắn với kết quả thực tế, khả thi, hợp lý (A).

Có thể tin cậy được: Các tiêu chí đo lường thực hiện công việc phải nhất quán, đáng tin cậy. Những người đánh giá khác nhau cùng xem xét kết quả thực hiện của một nhân viên, thì phải có các kết luận không quá khác nhau về kết quả thực hiện của nhân viên đó (R).

Thời gian thực hiện/ hoàn thành công việc (T): Tiêu chí đánh giá cần xem xét kết quả hoàn thành công việc tương ứng với thời gian quy định (T).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)