6. Kết cấu của luận văn
3.2.2.2. Đầu tư hợp lý trong đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị đủ vốn tri thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành và phát triển qua nhiều yếu tố quan trọng là thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cần phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và đặc biệt là cán bộ dự nguồn trong quy hoạch.
Việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp, nhân cách con người là nhu cầu thiết yếu của mỗi cán bộ công chức. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, trì trệ trong nhận thức, bù đắp những thiếu hụt, phát huy những mặt tích cực của mỗi cán bộ, công chức để nâng cao năng lực làm việc của họ.
Tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau, đa dạng hoá hình thức đào tạo (tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, thi nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề) và đào tạo các kiến thức bổ trợ cần thiết, nhất là kiến thức pháp luật (vì thật sự hoạt động của Văn phòng là hoạt động của luật hành chính và đa dạng, bao quát), tránh sự lạc hậu về kiến thức và trình độ hiểu biết của cán bộ, tránh được sai sót về mặt pháp lý khi thi hành luật, đáp ứng
được đòi hỏi của cơ chế quản lý mới. Nâng cao trình độ chính trị và quản lý của cán bộ lãnh đạo các cấp; trong giai đoạn hiện nay cần xây dựng một đội ngũ giáo viên không chuyên đủ trình độ và năng lực hướng dẫn bồi dưỡng, tập huấn cho nội bộ.
Cần khuyến khích cán bộ công chức tự đào tạo như học tại chức, học nâng cao hoặc hoàn chỉnh văn bằng đại học, nhất là các chuyên ngành nhằm phục vụ cho công việc như tin học, tài chính, kế toán, nghiệp vụ...
Cần phải tập trung tăng cường đào tạo đối với cán bộ về tin học nhằm đảm bảo cán bộ có thể đáp ứng yêu cầu quản lý bằng các phần mềm quản lý.
Bên cạnh đào tạo các cán bộ công chức trực tiếp liên quan đến công việc, UBND quận cũng cần bố trí, sắp xếp để các bộ phận, cá nhân khác có thể đồng thời tham gia đào tạo để khi cần thiết luân chuyển cán bộ thì sẽ rút ngắn thời gian đào tạo và chuyển giao công việc trong việc tiếp cận và hoàn thành tốt công việc khi thực hiện luân chuyển cán bộ.
Việc đào tạo cán bộ công chức của UBND quận phải có kế hoạch ngay từ đầu năm, gắn với mục tiêu kế hoạch hàng năm của UBND quận. Do vậy, việc đào tạo cũng phải được thực hiện thường xuyên liên tục để đảm bảo tất cả cán bộ công chức trong cơ quan luôn nắm rõ công việc của mình đang làm, đảm bảo họ có thể tự mình nâng cao được ý thức trách nhiệm về công việc mình đang làm để thực hiện công việc của mình một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả. Việc đào tạo cũng đòi hỏi giúp cho việc luân chuyển cán bộ được thực hiện nhanh và hiệu quả; đảm bảo luôn sẵn sàng đủ nguồn lao động cần thiết cho việc quy hoạch, đề bạt cán bộ.
Việc đào tạo sẽ bao gồm các hình thức đào tạo sau đây: đào tạo, hướng dẫn công việc cho nhân viên; đào tạo, huấn luyện kỹ năng; đào tạo kỹ thuật an toàn lao động; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật; đào tạo và phát triển các năng lực quản trị...
Cách thức tổ chức bao gồm các hình thức đào tạo như sau: đào tạo tại chức, kèm cặp tại chỗ. Đào tạo tại chức áp dụng đối với một số cán bộ, nhân viên vừa đi làm, vừa
đi học. Chủ yếu là họ học ngoài giờ. Kèm cặp tại chỗ được áp dụng bằng cách người có trình độ lành nghề cao giúp người mới vào nghề hoặc người có trình độ lành nghề thấp. Hình thức đào tạo này được tiến hành ngay tại nơi làm việc.
Ngoài những nội dung theo yêu cầu, UBND quận cần bổ sung một số nội dung đào tạo sau đây:
Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới, nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới và các chỉ dẫn cho nhân viên mới tuyển về công việc và đơn vị, giúp cho nhân viên mới nhanh chóng thích nghi với điều kiện, cách thức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.
Nghệ thuật lãnh đạo, đặc biệt cho các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ quy hoạch. Kỹ năng giao tiếp, đặc biệt cho các cán bộ phải thường xuyên giao tiếp với nhân dân, các cơ quan đơn vị.
Kỹ năng lắng nghe. Quản trị thời gian.
Sử dụng máy tính, đặc biệt là đối với các cán bộ, nhân viên lớn tuổi.
An toàn lao động, dành cho tất cả cán bộ công chức nhằm phòng chống cháy, nổ, giảm rủi ro tổn thất về tài sản.
Giải quyết vấn đề, dành cho hầu hết các cán bộ lãnh đạo. Quản trị thay đổi, dành cho tất cả cán bộ, nhân viên.
Thực hiện hội họp, nhằm giúp tất cả cán bộ công chức tổ chức và tham gia các cuộc họp một cách hiệu quả, giảm các cuộc họp không cần thiết.
Kỹ năng viết, dành cho tất cả cán bộ công chức nhằm giúp họ có thể trình bày một báo cáo một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Kỹ năng trình bày trước công chúng, đám đông.
Ngoài các chính sách như phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục thì chính sách phát triển nhân tài đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực.
Để có nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng thì yêu cầu nhà nước phải có sự đầu tư thích đáng dành cho việc phát triển nguồn nhân lực. Nghĩa là dựa trên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm và nhu cầu kinh phí mà triển khai thực hiện cơ chế, chính sách một cách phù hợp mà hiệu quả.