9. Cấu trúc, bố cục của luận văn
1.2.4. Hoạt động dạy học
Theo Phạm Minh Hạc "Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh
xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân" [11, tr18].
Theo Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt: "Quá trình dạy học là một quá trình sư phạm
bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển giáo dục và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành".[18, tr25]
Theo Nguyễn Ngọc Quang: Dạy học được nghiên cứu theo quan điểm là một quá
trình. Dạy học bao gồm hai quá trình đó là quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò. Hai quá trình này có mối quan hệ biện chứng, tồn tại vì nhau, sinh ra vì nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Giáo dục được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, một trong những con đường hiệu quả nhất là tổ chức HĐDH. Thông qua HĐDH, nhằm cung cấp cho HS hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng thực tiễn, nhằm nâng cao trình độ học vấn, hình thành lối sống văn hóa. Mục đích cuối cùng là làm cho mỗi HS trở thành những người tự chủ, năng động sáng tạo. Như vậy, HĐDH là con đường cơ bản nhất để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể. HĐDH là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản: mục tiêu, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy, phương pháp học. Các thành tố này tương tác với nhau thực hiện nhiệm vụ HĐDH nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐDH.
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học
Môi trường tự nhiên, xã hội
MT ND PT PP HT KQ
Môi trưởng tự nhiên, xã hội Chú thích: - MT: Mục tiêu - ND: Nội dung - PP: Phương pháp - PT: Phương tiện - HT: Hình thức - KQ: Kết quả
Mục tiêu là kết quả được hình dung trước mà HĐDH cần đạt được. Nội dung là đối tượng lĩnh hội của HS, nó là yếu tố khách quan, quyết định lôgic của bản thân quá trình dạy học về mặt khoa học. Phương tiện là điều kiện đủ để HĐDH diễn ra bình thường. Đặc biệt, hiện nay sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đã mang lại hiệu quả rất tốt cho HĐDH. Hình thức tổ chức là việc tổ chức HĐDH dưới các dạng khác nhau sao cho phù hợp với nội dung và PPDH của môn học đó. Việc lựa chọn PPDH là hoạt động của mỗi GV nhằm giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất. Kết quả là chất lượng học tập, tu dưỡng của HS do mục tiêu đề ra. HĐDH cũng như các hoạt động khác trong xã hội đều chịu sự tác động của yếu tố môi trường.
Sơ đồ 1.3 cho thấy: Các thành tố cấu trúc của HĐDH có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong sự tác động của môi trường tự nhiên, xã hội. Nếu tác động tốt vào mối quan hệ đó, nó sẽ là cơ sở và là điều kiện để tăng thêm hiệu quả của HĐDH, nâng cao chất lượng giáo dục. Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của HĐDH được phản ánh trong quá trình dạy học, với vai trò điều khiển của thầy và hoạt động của trò. Quá trình dạy học thực chất là sự thể hiện toàn bộ hoạt động có chủ định, có kế hoạch của thầy và trò, làm cho trò nắm vững kiến thức về tự nhiên - xã hội một cách có hệ thống qua đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, hành động. HĐDH diễn ra một cách khoa học, các thành tố cấu trúc của dạy học được thực hiện nghiêm túc và phối hợp chặt chẽ thì sẽ đạt được mục tiêu của GD&ĐT.
HĐDH bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học, đó là hai mặt không thể tách rời, chúng luôn tác động lẫn nhau, quy định lẫn nhau trong một quá trình thống nhất
a. Hoạt động dạy của GV
Trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lê Nin về hoạt động nhận thức của con
người, các nhà khoa học đã tiếp nhận công nghệ dạy học bằng sự xem xét mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của HĐDH để lý giải các thành tố cấu trúc đó từ những góc độ khoa học khác nhau.
HĐDH ở nhà trường giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong hoạt động nhà trường trong năm, dạy học làm nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường; đồng thời dạy học có tính chất quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
GV là chủ thể của HĐDH, thực hiện hai chức năng là truyền đạt hệ thống tri thức, kỹ năng, phương pháp nhận thức cho HS và điều khiển hoạt động học của HS nhằm phát triển trí tuệ, năng lực, trực tiếp phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho HS để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Hoạt động dạy của GV là hoạt động nhằm gây ảnh hưởng đến trò và hoạt động của trò; trong và bằng cách đó hình thành và phát triển hoạt động học tập cho trò. Trong lí luận dạy học hiện nay, hoạt động dạy của thầy vẫn được nhấn mạnh là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ.
chương trình quy định. Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm của thầy, có chức năng truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.
Theo Lê Quang Sơn “Sự phát triển trí tuệ, tâm lý, nhân cách trẻ em là kết quả của
quá trình trẻ lĩnh hội nền văn hóa loài người kết tinh trong những sản phẩm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người. Tuy nhiên, trẻ không thể tự mình biến năng lực của loài người thành năng lực của bản thân mà phải thông qua sự giúp đỡ của người lớn. Hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng gọi là hoạt động dạy (37, tr.99).
GV là chủ thể của HĐDH, thực hiện hai chức năng là truyền đạt hệ thống tri thức, kỹ năng, phương pháp nhận thức cho HS và điều khiển hoạt động học của HS nhằm phát triển trí tuệ, năng lực, trực tiếp phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho HS.
Nội dung của HĐDH được quy định trong chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT. Để thực hiện hoạt động đó, GV phải tự xây dựng KHDH, chuẩn bị bài lên lớp, tổ chức lên lớp, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Như vậy, hoạt động dạy của GV chính là sự tổ chức, điều khiển, rèn luyện thông qua hệ thống kiến thức, tri thức để điều khiển hoạt động học của HS nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng hình thành và phát triển nhân cách.
b. Hoạt động học của HS
HS là chủ thể hoạt động học, phải thực hiện hai chức năng đó là lĩnh hội tri thức và tự điều khiển để chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục một cách tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm chuyển văn hóa nhân loại thành năng lực của bản thân, học để hành, để vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Hoạt động học của trò là quá trình tự điều khiển, HS tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Hoạt động học cũng có những chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân, hình thành hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Nội dung của hoạt động học là cái mà HS tác động vào, tiếp nhận và làm việc trong quá trình học tập. Nội dung học bao gồm toàn bộ hệ thống tri thức, kỹ năng hay những kinh nghiệm xã hội mà HS phải nắm vững (chuẩn kiến thức, kỹ năng) trong quá trình học tập. Muốn thực hiện hoạt động học, HS phải tiến hành học ở trường với sự hướng dẫn của thầy và tự học ở nhà, ở xã hội.
Hai hoạt động dạy và học do hai chủ thể khác nhau tiến hành (thầy và trò) nhưng chúng cùng hướng tới đích chung là hình thành ở người học một hệ thống xác định
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động dạy diễn ra để tổ chức và điều khiển hoạt động dạy và hoạt động học hợp thành HĐDH, trong đó, người dạy thực hiện chức năng tổ chức và điều khiển hoạt động học và hoạt động học chỉ có đầy đủ ý nghĩa của nó khi nó được diễn ra dưới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy.
Chính vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu quan niệm rằng: HĐDHlà quá trình GV tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng và HS bằng hoạt động của bản thân, từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các yêu cầu thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi HS.