9. Cấu trúc, bố cục của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy họ cở các trường PTDTBT THCS huyện
huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, phụ huynh HS về công tác dạy học ở trường PTDTBT THCS
Có thể nói đây là một biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng; có nhận thức đúng đắn vấn đề mới tìm mọi cách để đạt mục tiêu đề ra.
a. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của việc tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, phụ huynh HS về tính cấp thiết và tính phù hợp của công tác QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS trong điều kiện thực hiện CTGDPT mới hiện nay, là nhằm nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước, Giúp cho đội ngũ CBQL cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), GV, phụ huynh HS nhận thức đúng đắn đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị kinh tế xã hội, đặc biệt về chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao hiệu quả công tác QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS. Trên cơ sở đó, giúp họ nhiệt tình, bám lớp, bám trường say mê QL HĐDH, xác định được vị trí, vai trò của mình trong HĐDH, tích cực đổi mới PPDH, có
tinh thần tự giác để hoàn thành tốt nhiệm vụ và HS có động cơ học tập tốt.
b. Nội dung biện pháp
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, phụ huynh HS về công tác QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS. Người quản lý phải tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của cấp trên, của ngành, nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy trong CBQL, GV, nhân viên và phụ huynh toàn trường. Qua đó nâng cao nhận thức cho đội ngũ... phụ huynh HS thấy được tầm quan trọng của nó, Tạo sự đồng thuận cao trong hội đồng nhà trường và PHHS góp phần định hướng việc xây dựng KHDH, tăng cường các tiết dạy trong việc dạy học cả ngày ở trường đạt mục tiêu mở rộng kiến thức, phát huy năng khiếu của HS; củng cố khắc sâu kiến thức đối với HS một cách vừa sức, đúng kiến thức, kỹ năng đối với HS; không nhồi nhét kiến thức, tránh nhàm chán, nặng nề gây áp lực cho HS trong HĐDH.
Nâng cao năng lực hành động theo nhận thức đúng cho đội ngũ CBQL, GV và phụ huynh HS trong bối cảnh hiện nay.
c. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vấn đề QL HĐDH ở trường PTDTBT THCS. Muốn làm tốt, hiệu trưởng phải tham mưu cụ thể đến chính quyền địa phương về chủ trương. Đồng thời tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch, vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh tham gia và thấy được tầm quan trọng của việc QL HĐDH. Phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ quản lý, hăng hái tham gia vào các hoạt động thực tiễn và không ngừng học tập trong xã hội, học tập suốt đời, trang bị kiến thức gắn liền với thực tiễn công tác QL HĐDH.
Tuyên truyền, vận động cán bộ, GV, phụ huynh, chính quyền địa phương tham gia và thấy được tầm quan trọng của hình thức tổ chức dạy học ở trường PTDTBT THCS là phù hợp với điều kiện của địa phương.
Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu đầy đủ các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của ngành, của cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về vấn đề quản lý, chỉ đạo chuyên môn. Trên cơ sở đó, vận dụng có hiệu quả vào công tác QL HĐDH trong nhà trường và phổ biến, tuyên truyền cho cấp dưới, GV, HS học tập và làm theo.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ các văn bản chỉ đạo của ngành về chương trình, sách giáo khoa, Điều lệ trường THCS và đánh giá HS THCS khi thực hiện CTGDPT mới.
Tổ chức Hội nghị cho GV, phụ huynh HS về mục đích, ý nghĩa việc tổ chức dạy học ở trường PTDTBT THCS; Hội thảo về thực hiện dạy học buổi thứ hai cho đội ngũ GV để nắm bắt cách thức, phương pháp, thiết kế các tiết dạy tăng cường, các hoạt động giáo dục khác phù hợp với điều kiện nhà trường
Lập kế hoạch cụ thể cho mình và các CBQL cấp dưới trong việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới QL HĐDH ở trường PTDTBT THCS, đề nghị cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt.
tác giảng dạy, rút ra những mặt hạn chế cần khắc phục; Xác định những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sát với đời sống thực tiễn.
Hiệu trưởng phân công bộ phận chuyên môn và các bộ phận có liên quan tổ chức giám sát thường xuyên quá trình thực hiện, bên cạnh đó còn kiểm tra, tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp hợp lý, cụ thể để khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh trong thời gian đến.