9. Cấu trúc, bố cục của luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy phù hợp với loại hình trường
PTDTBT THCS
a. Mục tiêu của biện pháp
Mỗi địa phương có những điều kiện thuận lợi và khó khăn nhất định. Mỗi nhà trường cần xây dựng kế KHDH sao cho phù hợp với từng địa phương đó. Để xây dựng KHDH hợp lý ngoài chương trình dạy học là văn bản pháp quy mà nhà trường bắt buộc phải thực hiện. Tùy theo tình hình cụ thể từng trường có thể áp dụng linh hoạt trên cơ sở không thay đổi nội dung và chương trình của Bộ GDĐT quy định. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người hiệu trưởng trước khi lập kế hoạch, tất cả các nội dung ngoài chương trình giảng dạy đã quy định phải bám sát vào thực tiễn của địa phương thì mới nhận được sự đồng thuận cao của địa phương và PHHS, có như thế kế hoạch mới hiệu quả và chất lượng.
Xây dựng KHDH phù hợp nhằm giúp cho Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát công việc của GV một cách khách quan, khoa học. Tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng hoặc cắt xén chương trình, nội dung dạy học. Xây dựng môi trường sư phạm với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trước tập thể.
Trên cơ sở đó, nhà trường vận dụng các biện pháp nhằm đổi mới nội dung, chương trình đó là sắp xếp, bố trí lại trình tự các tiết dạy trong buổi sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho việc dạy học của nhà trường.
b.Nội dung biện pháp
Dựa vào khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT, hiệu trưởng xây dựng KHDH chi tiết phù hợp với điều kiện của nhà trường theo từng thời điểm năm học.
Căn cứ vào nghị quyết, tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho hợp lý, hiệu quả nhất thông qua các điều kiện về CSVC, Thiết bị, tình hình kinh tế của địa phương, đồng thời phải căn cứ vào điều kiện đa số của PHHS để có kế hoạch cho phù hợp. Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của chính quyền địa phương và PHHS.
Tất cả CBQL, GV tự xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy dựa vào khung phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT; xây dựng kế hoạch thực hiện 37 tuần thực học với thời gian học kỳ I 19 tuần, học kỳ II 18 tuần phù hợp với loại hình trường và thực tiễn của địa phương. Hiệu trưởng ký duyệt KHDH và có kế hoạch quản lý việc thực hiện KHDH của GV.
Vào đầu các năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào chương trình giáo dục do Bộ GDĐT ban hành, bên cạnh đó còn phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự đồng thuận của PHHS để kế hoạch được đảm bảo, đòi hỏi người hiệu trưởng phải thực hiên các bước cơ bản sau:
- Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch trên tinh thần chương trình của Bộ GDĐT và điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Họp cán bộ cốt cán của nhà trường để lấy ý kiến và thống nhất hình thức, nội dung thực hiện.
- Hiệu trưởng đưa dự thảo kế hoạch lên trang điều hành công việc của nhà trường để toàn thể CBCCVC trong nhà trường nghiên cứu, góp ý.
- Các tổ chuyên môn tổ chức họp tổ để góp ý dự thảo kế hoạch của nhà trường, chú ý nội dung kế hoạch có phù hợp, có sát với tình hình thực tiễn của địa phương hay không. Ghi biên bản cụ thể và gửi bằng văn bản cho hiệu trưởng nội dung góp ý qua điều hành công việc của nhà trường.
- Hiệu trưởng triệu tập họp cán bộ chủ chốt và đại diện ban phụ huynh học sinh gồm các thành phần: Ban giám hiệu, Hội đồng trường, các trưởng đầu ngành, TTCM, ban đại diện cha mẹ HS để tham khảo lấy ý kiến góp ý lần cuối trên cơ sở góp ý của các thành viên trong các tổ để điều chỉnh kế hoạch sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.
- Hiệu trưởng điều chỉnh bổ sung lại kế hoạch và đưa lên điều hành của trường lần cuối để CBCCVC góp ý và tranh thủ sự góp ý, chỉ đạo của chính quyền địa phương (nếu có thiếu sót sẽ điều chỉnh)
- Công bố kế hoạch lên trang web của trường.
Khi tổ chức thực hiện biện pháp này, ngoài việc quán triệt tốt các nội dung đến GV, Hiệu trưởng cũng phải có kế hoạch cho bản thân mình, có định hướng chi tiết để hướng dẫn GV; xây dựng KHDH và nội dung, hoạt động giáo dục khác phù hợp với điều kiện địa phương và điều kiện CSVC, GV. Bố trí tiết dạy không quá 42 tiết/ tuần, 7 tiết/ ngày, buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết. Phân công Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn giúp GV xây dựng nội dung, KHDH.
Xây dựng phương án tăng thời lượng dạy các môn học tùy thuộc vào điều kiện thực tế của trường.
Để xây dựng được phương án tăng thời lượng, các trường cần căn cứ vào điều kiện tại đơn vị:
- Tiêu chí về GV: 2,2 GV /lớp
Bảng 3.1. Kế hoạch dạy học tăng thời lượng tiết dạy theo phương án dạy học 02 buổi/ngày
Số tiết hiện tại của từng khối lớp Số Tiết tăng thêm Trong đó Củng cố môn Toán Củng cố môn Ngữ văn Củng cố môn Ngoại ngữ Củng cố môn Hóa Củng cố môn Vật lí Nội dung tự chọn HĐ trải nghiệm Lớp 6 (27) 13 3 3 2 0 0 3 2 Lớp 7 (28,5) 12 3 2 2 0 1 2 2 Lớp 8 (29,5) 12 2 2 2 1 1 2 2 Lớp 9 (29) 12 2 2 2 1 1 2 2
Để đảm bảo các yêu cầu trên, Hiệu trưởng phải tuân thủ các yêu cầu:
- Phê duyệt KHDH và tổ chức cho GV thông qua ở tổ hoặc nhóm chuyên môn. KHDH của GV phải phân bố theo quy định của Bộ GD&ĐT thể hiện theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho phép điều chỉnh phù hợp để GV thực hiện KHDH; đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lí cho sự kiểm tra giám sát. KHDH và thực hiện KHDH được coi là một chu trình khởi đầu và kết thúc, là thước đo năng suất và hiệu quả công việc.
- Thực hiện các giải pháp tăng thời lượng tiết dạy các nội dung mà phần lớn ở buổi dạy thứ nhất có kiến thức khó, HS tự học có sự theo dõi của GV; tổ chức phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi; dạy các môn tự chọn theo hướng phát huy sự chủ động, tích cực của HS.
- Tăng cường các hoạt động thực hiện giáo dục toàn diện, giáo dục NGLL; giáo dục kỹ năng sống, hoạt động tập thể, thể dục thể thao, phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động tại địa phương,…
- Tổ chức các hoạt động theo nhóm năng khiếu, sở thích; củng cố và ôn tập kiến thức trên cơ sở phân hóa chất lượng HS; có sự phối hợp chặt chẽ giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn để phân loại đối tượng HS theo từng môn; Phân công GV phụ đạo, bồi dưỡng HS; tổ chức các lớp tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế của trường theo năng khiếu như: HS có cùng năng khiếu học toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Âm nhạc….
- Tổ chức bán trú cho HS một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú như đọc sách, thể dục, xem ti vi,…ở cuối buổi thứ hai.
Với nhiều hình thức khác nhau, Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện KHDH thông qua sổ báo giảng, để phát hiện những sai sót, sai lệch cần điều chỉnh, nhắc nhở.
Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ kiểm tra hoặc kiểm tra qua HS để có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác theo kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lí kịp thời những GV thực hiện không đúng KHDH.
Khi có những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học, nếu cần điều chỉnh KHDH cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiệu trưởng cân nhắc và cần quyết định đúng đắn, kịp thời trên cơ sở thống nhất đạt hiệu quả.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Hiệu trưởng chú ý xem xét tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, các phương tiện phục vụ HĐDH, nguồn tài chính, động viên khích lệ GV để họ thực hiện KHDH đã đề ra một cách tự tin và đạt hiệu quả cao nhất.