Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động học của HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động học của HS

a. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý hoạt động học của HS nhằm đưa các hoạt động học tập của HS có nền nếp, nhằm khơi dậy ở HS những tiềm năng hiện có và khả năng tìm kiếm, tiếp thu tri thức một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

b. Nội dung biện pháp

Tăng cường giáo dục động cơ học tập, xây dựng kế hoạch học tập; Tự mình nắm vững nội dung trí thức; Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Giáo dục HS thấy rõ mục đích của việc học, học để làm gì? Học như thế nào? Qua dạy học giúp các em hình thành ước mơ và hoài bảo.

Quản lý HS luôn tìm được niềm tin, tạo động lực để HS dấn thân và quá trình học tập đầy khó khăn và thử thách thông qua mối quan hệ tương tác trong HĐDH.

c. Cách thức thực hiện

Để làm được việc này, Hiệu trưởng có thể tăng cường giáo dục bằng nhiều hình thức thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, các tiết sinh hoạt tập thể, các buổi tham quan, học tập; Đồng thời, thông qua GV chủ nhiệm, GV bộ môn lồng ghép vào trong quá trình hoạt động giáo dục trên lớp và phối hợp với tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội để đạt được mục đích đề ra.

Củng cố nền nếp, kỷ cương trong học tập: Hiệu trưởng cần làm các nội dung như tổ chức mạng lưới quản lý HS theo đơn vị lớp (GV chủ nhiệm, lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó bằng hình thức tự quản), so sánh sự tiến bộ ở từng khối lớp trong nhà trường; xây dựng nội quy, quy chế nhà trường và nền nếp học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục khác.

* Tăng cường Quản lý xây dựng động cơ học tập:

Hiệu trưởng quản lý HS tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Có động cơ học tập tốt giúp HS luôn tự giác, say mê, học tập với mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềm vui sáng tạo.

Trong rất nhiều động cơ học tập của HS, có hai nhóm động cơ cơ bản là: Các động cơ hứng thú nhận thức; các động cơ có trách nhiệm học tập. Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác

thầm lặng từ bên trong. Do vậy, Hiệu trưởng, GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy tâm sinh lí HS để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm khơi dậy hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng của HS. Điều quan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để HS tự kích thích động cơ học tập của mình.

Tăng cường quản lý hoạt động tại trường của HS, để có hiệu quả Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo GV thực hiện tốt các nội dung như theo dõi sự chuyên cần của HS; chủ động phối hợp với gia đình HS, khu dân cư địa phương, với Đội thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục HS; Theo dõi việc tham gia học tập tại trường, phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi; Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội quy nhà trường của HS.

Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mục tiêu phát triển PC&NL. Kiểm tra đánh giá định kì giữa kì và cuối kỳ đối với từng môn học (cuối kì 1; cuối kì 2); kiểm tra đánh giá bằng nhận xét; kiểm tra đánh giá bằng điểm số,...

* Tăng cường quản lý xây dựng thời khóa biểu tự học:

Hiệu trưởng phải hướng HS xây dựng thời khóa biểu tự học với tính hướng đích cao, phải chọn đúng trọng tâm, cái gì cốt lõi là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong thời khóa biểu. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảy, thuận lợi.

* Tăng cường quản lý HS tự nắm vững nội dung tri thức:

Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất. Khối lượng kiến thức và các kỹ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu, rộng hay hẹp, có bền vững không… tùy thuộc vào nội lực của chính bản thân HS trong bước mang tính đột phá này.

Nó bao gồm các hoạt động:

Tiếp cận thông tin: Trong hoạt động này, HS rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt. Rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trong yêu cầu tự học. Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc mắc hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết, lối diễn đạt từ những cuốn sách hay. Đó là cách đọc sáng tạo. Khác với sự giải trí đơn giản hay cảm nhận thông thường.

Xử lý thông tin: Việc xử lý thông tin của HS trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lý mới có thể sử dụng được. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua việc phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…

Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin, tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lý các tình huống, viết bài thu hoạch,… HS thường gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, HS chỉ cần tập trung đào sâu một

vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị thực tiễn là đáp ứng yêu cầu.

Trao đổi, phổ biến thông tin: Hoạt động này giúp HS có thể hình thành và phát triển kỹ năng trình bày giúp HS chủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt.

* Tăng cường quản lý tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận NGLL, GV, phối hợp với PHHS tăng cường tổ chức hoạt động NGLL, các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác, tích cực, hứng thú từ HS. Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc HS phải liên hệ với ý thức về ý nghĩa xã hội của sự học, giống như nghĩa vụ đối với tổ quốc, trách nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè,...Từ đó, HS có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, những yêu cầu từ GV.

Quản lý việc tự nhìn nhận kết quả học tập của chính HS mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên. Thông qua nó, HS tự đối thoại để hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy.

Tăng cường quản lý xây dựng thời khóa biểu tự học: Mọi công việc trước khi muốn thực hiện và hoàn thành nó đều phải có kế hoạch và trong việc học thì phải có thời khóa biểu chính khóa và thời khóa biểu tự học.

Để quản lý tốt HĐDH trong nhà trường. Đòi hỏi người hiệu trưởng phải luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát trong công việc, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các nội dung quản lý sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị công tác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)