Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 72 - 73)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

2.5.2. Những mặt hạn chế

Việc nhận thức không đồng đều ở những công việc khác nhau trong các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng dẫn đến mức độ thực hiện chưa thường xuyên ở một số biện pháp vẫn còn cao. Hiệu trưởng quan tâm đến việc quản lý xây dựng KHDH và thực hiện KHDH nhưng tính khả thi của KHDH chưa cao, kết quả đem lại chưa tương xứng với mục đích đề ra.

Việc phân công giảng dạy cho GV vẫn còn mang tính chủ quan và dựa vào cảm tính, hiệu trưởng chưa thật sự khách quan, khoa học. Công tác bồi dưỡng GV chưa thật sự chủ động, linh hoạt.

Chất lượng đội ngũ GV mặc dù đạt chuẩn trình độ và trên chuẩn 100%. Tuy nhiên, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ dạy học, khả năng tổ chức thực hiện đổi mới PPDH chưa tương xứng, chưa đồng đều trong đội ngũ của nhà trường. GV ngại đổi mới và chưa chủ động trong cách soạn bài, cách thiết kế bài học và tổ chức tiết học theo PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm, phát triển PC&NL HS nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Việc đổi mới PPDH còn mang tính phong trào, hình thức theo giai đoạn, chưa chú ý tới chất lượng, hiệu quả của việc đổi mới. Tổ chức tốt các tiết học phát huy tính tích cực của HS và hội giảng, nhưng việc rút kinh nghiệm qua các tiết, các giờ Hội giảng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là chưa chú ý đến phát triển PC&NL HS.

Quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thật sự là mục tiêu để động viên, khuyến khích GV tiến hành đổi mới PPDH hiệu quả. Việc giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong thiết kế dạy học 37 tuần nên phù hợp có thể lấy mặt bằng chất lượng chung của các trường trong cùng địa bàn huyện, vì các trường ra đề kiểm tra theo hướng dẫn chung của sở, phòng, tổ chức kiểm tra và chấm cũng theo

hướng dẫn chung, mặc dù có hướng dẫn chung về chuẩn kiến thức và kỹ năng. Tâm lí chạy theo thành tích giữa HS trong cùng một lớp, khối lớp theo môn dạy đã làm cho chất lượng dạy học chưa thật sự đúng theo thực chất của nó.

Mặc dù CSVC được đầu tư, nâng cấp khá tốt. Tuy nhiên, tình trạng chung trên địa bàn vẫn chưa đủ phòng học (lớp/phòng); các trang thiết bị bên trong phòng học (bàn, ghế HS, quạt, đèn, dụng cụ dạy và học,..); phòng học bộ môn, sân chơi, bãi tập, nhà ăn, bếp ăn, môi trường xung quanh chưa được cải thiện theo hướng tích cực.

Chất lượng giáo dục đã có hướng đi lên nhưng vẫn còn thấp so với các huyện khác trong tỉnh; tỷ lệ HS yếu vẫn còn; khả năng tự học của HS chưa được phát huy; các hoạt động giáo dục khác còn nhiều lúng túng.

Chính sách động viên, hỗ trợ GV tự làm đồ dùng dạy học chưa thiết thực, chưa kích thích sự say mê nghiên cứu, tìm tòi của GV, HS trong giảng dạy và học tập.

Để đạt được mục tiêu tổ chức dạy học ở các trường PTDTBT THCS ngày càng có chất lượng, có hiệu quả; công việc cần thay đổi của Hiệu trưởng hiện nay là phải có năng lực thật sự, có tầm nhìn để giải quyết những vẫn đề thực tiễn. Đây là vấn đề khó khăn, thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý trường học trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)