Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 51 - 53)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

2.2.1. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

* Điều kiện tự nhiên:

Ngày 20/06/2003 thực hiện Nghị định số 72/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chia tách huyện Trà My thành hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My. Từ ngày 01/08/2003 huyện Trà My được chia tách thành hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My trực thuộc tỉnh Quảng Nam cho đến ngày nay.

Website: http://www.namtramy.gov.vn Điện thoại: + (84) 5103 880015

Fax/Email: + (84) 5103 880015/tonghopnamtramy@gmail.com

Diện tích tự nhiên: 82.546,04 ha. Đất có rừng 43.246,32 ha (Rừng tự nhiên:

42.926,48 ha; rừng trồng: 319,84 ha)

Huyện Nam Trà My có 10 xã; 43 thônđều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn dân số có 9.195 hộ, với 28.475 người (2020), trong đó có 98,5% là người dân tộc thiểu số gồm các dân tộc Xơđăng, Cadong, Mơ nông,... (các xã có phân bố cây sâm Ngọc Linh là các xã: Trà Linh có 04 thôn, Trà Cang có 07 thôn, Trà Nam có 04 thôn)

* Vị trí địa lí:

Huyện Nam Trà My Nằm trên quốc lộ 40B nối tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum toàn tuyến: khoảng hơn 200 km. Trung tâm hành chính huyện đặt tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Phía Tây giáp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Phía Đông giáp huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum Phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.

Kon Tum.

* Khí hậu:

Khí hậu có 02 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 09 đến tháng 01 năm sau, mùa khô, từ tháng 02 đến tháng 08; nhiệt độ thấp nhất 70C, nhiệt độ cao nhất 320C; độ ẩm bình quân trong năm là: 88%; số giờ nắng trong năm là: 1.874 giờ.

Lượng mưa trung bình hằng năm 670-770mm. Độ cao trung bình 800m so với mực nước biển.

* Giao thông:

Nằm ở vùng Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam khoảng 100km, cách Thành phố Đà Nẵng 170km về phía Nam.

Nằm ở trung tâm của tỉnh lỵ các tỉnh Quảng Nam, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay đã hình thành các tuyến đường nhánh nối liền giữa Huyện Nam Trà My với các tỉnh, huyện lân cận như tuyến đường: Trà Leng - Phước Sơn nối đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 40B - ĐăkTô nối đường Hồ Chí Minh; Tuyến đường Đông Trường Sơn (Lạc Dương - Lâm Đồng - Thạnh Mỹ - Nam Giang) ..v..v..

* Thổ nhưỡng:

Đất đai, thổ nhưỡng chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng đặc trưng của khu vực vùng núi cao Miền trung tây nguyên (độ cao trung bình > 700m so với mực nước biển)

Địa hình tự nhiên rất phức tạp, 85% diện tích là đồi núi cao hiểm trở, bị rất nhiều sông, suối chia cắt, giao thông còn khó khăn, hay sạt lỡ vào mùa mưa lũ.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, kinh tế - xã hội phát triển chậm, tỉ lệ hộ nghèo khá cao (đến cuối năm 2019 tỉ lệ hộ nghèo 33,15% theo chuẩn mới đa chiều); nghề nghiệp chính của bà con nhân dân chủ yếu làm Nương rẫy, nông - lâm nghiệp, trình độ dân trí trong cán bộ, nhân dân chưa cao. Vì vậy, muốn phát triển sự nghiệp giáo dục huyện nhà trong những năm đến đòi hỏi phải có định hướng, chiến lược lâu dài. Trên cơ sở đó, sẽ có kế hoạch đầu tư xây dựng về mọi mặt, từng bước nâng dần chất lượng giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho huyện giai đoạn 2020-2025.

* Tiềm năng kinh tế:

Sản xuất nông lâm nghiệp, trồng Sâm và các loại cây dược liệu, chưa hình thành khu công nghiệp, hiện nay trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thuỷ điện: Trà Linh 3 và thủy điện Sông Tranh 2.

Sản phẩm đặc sản của địa phương là: Gạo đỏ, Mật ong, Quế Trà My, các loại cây dược liệu khác, đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam).

Thu nhập bình quân đầu người 5,5 triệu đồng/người/năm (~255 USD)

Thực trạng doanh nghiệp: 07 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực trồng rừng, xây dựng, khai thác khoáng sản..v..v..

từ ngày 01-03 Dương Lịch định kỳ hằng tháng, huyện có phiên chợ Sâm Ngọc Linh phục vụ du khách đến tham quan, mua sắm.

Đặc sản (Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, gạo đỏ, các loại cây dược liệu)

* Về nguồn nhân lực:

Là một huyện được thành lập hơn 17 năm, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực chính đang phục vụ tại huyện chủ yếu được điều động từ các huyện ở đồng bằng lên. Trình độ phát triển dân trí tự nhiên của huyện về việc đào tạo con người tại chỗ còn quá ít so với dân số đang sinh sống trên địa bàn.

Trong nhiều năm qua, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số HS tốt nghiệp Trung học phổ thông hàng năm lại ít không đáp ứng kịp thời nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tự cung, tự cấp nguồn nhân lực cho huyện nhà trong thời gian tới. Một số con em tốt nghiệp đã được đưa đi đào tạo bằng nhiều hình thức nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực để phục vụ cho địa phương. Để có nguồn nhân lực đáp ứng cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2020 - 2025 các cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành phải đặt biệt quan tâm đến việc quy hoạch mạng lưới trường học sao cho phù hợp tạo điều kiện cho con em được học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)