Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 94 - 95)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất ở trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, không chồng chéo và mâu thuẫn với nhau; Biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia. Trong mỗi biện pháp đều có ý nghĩa, mục tiêu riêng để tương ứng với cách tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS. Muốn quản lý tốt HĐDH ở các trường PTDTBT THCS trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Hiệu trưởng phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ. Các nhóm biện pháp này không theo thứ tự ưu tiên. Mỗi biện pháp là một thành tố không thể thiếu, các thành tố có mối quan hệ logic, biện chứng cho nhau; biện pháp này tốt là tiền đề cho biện pháp kia, có nhiệm vụ bổ sung, tương tác với nhau trong hệ thống quản lý hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng, đạt được mục tiêu dạy học trong điều kiện thực tế hiện nay.

Khi triển khai thực hiện các biện pháp, Hiệu trưởng cần hiểu rõ bản chất và mối quan hệ nêu trên. Có như vậy, việc triển khai thực hiện mới đảm bảo được tính thống

nhất và hiệu quả được thể hiện trong quá trình quản lý, chỉ đạo ở một cơ sở giáo dục cụ thể. Do đó, mức độ và hiệu quả của từng biện pháp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ của người Hiệu trưởng. Để các biện pháp triển khai thực hiện có hiệu quả, trong quá trình thực hiện đòi hỏi cần quyết tâm cao và kiên trì vì sự phát triển chung trong công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)