Phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

2.5.3. Phân tích nguyên nhân thực trạng

a. Nguyên nhân của những thành công

Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện có năng lực lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức nhà giáo mẫu mực, có uy tín với đồng nghiệp. Nắm vững các văn bản quy định QL HĐDH trong nhà trường và triển khai, áp dụng linh hoạt, có hiệu quả vào điều kiện thực tế của nhà trường.

Các nội dung quản lý được Hiệu trưởng xác định rõ mục tiêu quản lý, lựa chọn biện pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo sự thống nhất chung trong thực hiện. Các biện pháp QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện được sự quan tâm, ủng hộ của tập thể sư phạm, của HS và các tổ chức xã hội khác. Vì thế, kết quả chất lượng dạy và học có chuyển biến theo hướng tích cực.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc quản lý, xây dựng KHDH ở các trường PTDBT THCS còn mang nhiều yếu tố kinh nghiệm, chưa dựa vào yếu tố khách quan, khoa học. Bởi một số Hiệu trưởng chưa được đào tạo về khoa học QLGD một cách bài bản; thiếu kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

Một số nội dung, biện pháp quản lý trong HĐDH ở trường PTDBT THCS chưa thực sự đổi mới để theo kịp sự phát triển của xã hội nói chung và của giáo dục của tỉnh nói riêng trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Trong quản lý, còn những thiếu sót chưa được khắc phục kịp thời như: phân công giảng dạy chưa phù hợp, sử dụng CSVC, trang thiết bị, điều kiện hỗ trợ HĐDH còn nặng về hình thức,.. công tác thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, khách quan chưa tạo được động lực phấn

đấu giảng dạy và học tập của GV và HS trong nhà trường.

Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục đối với huyện miền núi Nam Trà My tỉnh Quảng Nam còn hạn hẹp. Việc đầu tư phát triển xây dựng cơ sở trường lớp tuy có quan tâm hơn, song chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập. Nhiều trường chưa được quy hoạch, diện tích nhỏ, cảnh quan môi trường chưa được xanh, sạch, đẹp, thiếu sân chơi bãi tập để tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút HS đến trường.

Nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác giáo dục tuy có chuyển biến nhưng còn rất ít so với hộ gia đình trong huyện (còn “khoán trắng” công tác giáo dục HS cho nhà trường). Hủ tục lạc hậu ở một số nơi còn khá nặng nề, tình trạng cúng bái ở gia đình là con phải nghỉ học trong ngày vẫn còn xảy ra ở một số khu dân cư của địa phương.

Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được quan tâm thường xuyên, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Tinh thần trách nhiệm của một số GV chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục hiện nay. Hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường chưa được phong phú, hấp dẫn để tạo điều kiện thu hút HS đến trường.

Công tác quản lý chuyên môn còn mang nặng tính hành chính, thiếu sâu sát, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá nên chưa có các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường PTDTBT THCS.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng dạy học, thực trạng QL HĐDH của Hiệu trưởng ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, cho thấy:

Việc thực hiện QĐ 1038, QĐ 368 của UBND huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Namlà rất phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương; kết quả đã đạt được đáng phấn khởi như: chất lượng dạy và học trong nhà trường ổn định và có sự phát triển, CSVC phục vụ cho dạy và học được khai thác có hiệu quả và nâng cao, nề nếp dạy và học được củng cố, HS được ăn, ở bán trú nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp,… Bên cạnh đó, cũng còn những tồn tại như: việc thực hiện KHDH chưa được đánh giá đúng mức; chất lượng giáo dục trong các trường, các môn chưa đồng đều, chưa thật sự phát huy tính tích cực của HS, chưa thật sự phát triển PC&NL HS; công tác bồi dưỡng GV chưa thật sự có hiệu quả.

Các nguyên nhân tồn tại, hạn chế cơ bản của công tác QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS của Hiệu trưởng được xác định, nhằm mục đích để CBQL khắc phục, cải tiến trong công tác quản lý cho phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.

Kết quả nghiên cứu thực trạng trên, đã chứng minh các vấn đề lí luận về QL HĐDHở các trường PTDTBT THCS ở chương I là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời, đây cũng là căn cứ, là cơ sở để xây dựng các biện pháp QL HĐDHở các trường PTDTBT THCS Nam Trà My tỉnh Quảng Namtrong bối cảnh hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)