Tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

1.3.3. Tổ chức hoạt động dạy học

a. Mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học cấp THCS giúp HS phát triển các PC&NL đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Mục tiêu của dạy học 02 buổi/ ngày đối với trường PTDTBT THCS cũng giống như mục tiêu dạy học nửa ngày, nhưng vẫn có điểm khác đó là chú trọng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng của cấp học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội; góp phần giải quyết quá tải nội dung và giải quyết được tình trạng dạy thêm, học thêm, tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS. Giúp HS phát triển toàn diện thông qua các hoạt động giáo dục sức khỏe, các môn năng khiếu, các môn học tự chọn; đồng thời trang bị cho HS ý thức tự lập, tự giác, tự rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống, hình thành thái độ

và biết yêu thương, gần gũi với bạn bè, thầy, cô giáo và mọi người xung quanh.

Theo Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn dạy học 02 buổi/ ngày đối với trung học; Yêu cầu đặt ra cho các trường dạy học 02 buổi/ ngày là:

- Việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày chỉ được thực hiện ở những nơi HS có nhu cầu, cha mẹ HS tự nguyện cho con em tham gia học tập; được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương.

- Chỉ được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7); không gây “quá tải” đối với HS.

- Các trường trung học tổ chức dạy học 02 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành KHGD được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Có tối thiểu số lượng GV theo quy định tại Thông tư số 16/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GD&ĐT (đảm bảo tỉ lệ 2.2 GV/lớp đối với trường PTDTBT THCS). Đối với các trường chưa đủ GV một số môn học có thể hợp đồng GV giảng dạy ngoài biên theo đúng quy định hiện hành.

- Trường PTDTBT THCS tổ chức bán trú học HS đảm bảo tối thiểu 50% HS/ trường. - Về CSVC: Trường phải đủ phòng thông thường, phòng học bộ môn, thư viện, sân chơi, bãi tập đáp ứng cho các hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục khác theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Về thu chi tài chính: Phải đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi để phục vụ cho bữa ăn, yêu cầu phát triển năng khiếu, điều kiện CSVC phục vụ cho việc tổ chức học tập (điện, nước uống, phương tiện, câu lạc bộ ….).

b. Kế hoạch dạy học

Từ năm học 2018-2019, Bộ GD&ĐT đã phân cấp cho các Sở, Phòng GD&ĐT và các trường chủ động xây dựng KHDH chi tiết cho các môn học (KHDH 37 tuần). Trường PTDTBT THCS, căn cứ vào KHDH để bố trí hợp lý thời khóa biểu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: Buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 4 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày; báo cáo với Phòng GD&ĐT việc xây dựng KHDH, nội dung dạy học của nhà trường; Ưu tiên bố trí các tiết học theo lớp vào buổi sáng, các tiết dạy học tự chọn, phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi và các hoạt động giáo dục theo các nhóm đối tượng HS vào buổi chiều.

* Hình thức tổ chức:

Tổ chức dạy học theo hướng các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng, cụ thể như sau:

- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo nhóm năng khiếu, sở thích, mỗi nhóm có thể bao gồm HS từ các lớp khác nhau.

- Phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức: Trên cơ sở nắm chắc chất lượng HS, GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn lập danh sách HS theo nhóm học lực yếu kém hoặc HS giỏi của từng môn học, báo cáo Hiệu trưởng để tổng hợp tổ chức lớp, phân công GV

phụ đạo HS yếu kém hoặc bồi dưỡng HS giỏi.

- Dạy học tự chọn: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tổ chức HS có cùng nguyện vọng, nhu cầu học tập các môn tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế của trường thành các lớp học tự chọn: HS lớp tự chọn có cùng nguyện vọng học Ngoại ngữ, giáo dục nghề phổ thông, tin học có thể cùng hoặc không cùng khối, lớp. HS các bộ môn nghệ thuật, năng khiếu theo cách trên để tổ chức thành lớp, nhóm học tập.

* Về kinh phí thực hiện:

Các trường có thể huy động sự hỗ trợ tự nguyện của phụ huynh HS hoặc sử dụng kinh phí theo Nghị định 116/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ kinh phí 40% mức lương tối thiểu cho HS ở xa điểm trường không có khả năng đi về trong ngày. Việc thu và sử dụng kinh phí phải đảm bảo các nguyên tắc thu bù chi và các qui định về quản lý tài chính hiện hành.

* Tổ chức bán trú:

Tổ chức ăn, ở bán trú cho HS đúng quy định của loại hình trường PTDTBT THCS.

c. Điều kiện tổ chức dạy học

CSVC và TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học; có CSVC, TBDH tốt mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia vào quá trình này. HS tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của GV một cách tích cực. TBDH phải đủ và phù hợp mới triển khai được các PPDH một cách hiệu quả. Do vậy, CSVC và TBDH là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.

Hiện nay, CSVC và phương tiện kỹ thuật dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các PPDH.

Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho HS nắm vững chính xác, sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách của HS. Trong quá trình dạy học, phương tiện dạy học đã phát huy tốt vai trò của mình ở tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của HS; cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật, mô phỏng các hiện tượng...; sử dụng trong việc ôn tập, nâng cao, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của HS; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng...

Vì vậy, ở các cơ sở giáo dục hiện nay phải từng bước nâng cấp CSVC theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đảm bảo đủ các TBDH tối thiểu, đặc biệt là các thiết bị tin học, theo hướng TBDH là nguồn cung cấp tri thức, là phương tiện cho HS hoạt động và học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)