9. Cấu trúc, bố cục của luận văn
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học
QL HĐDH là QL một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc.
Trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lê Nin về hoạt động nhận thức của con
người, các nhà khoa học đã tiếp nhận công nghệ dạy học bằng sự xem xét mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của HĐDH để lý giải các thành tố cấu trúc đó từ những góc độ khoa học khác nhau.
HĐDH ở nhà trường giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong hoạt động nhà trường trong năm, dạy học làm nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường; đồng thời dạy học có tính chất quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
Dưới góc độ của giáo dục học: “HĐDH là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường nào và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất, với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất giúp cho HS với tư cách là chủ thể nhận thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất, năng lực, trí tuệ của bản thân” [1.tr.172] “cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó” [16.tr.111] ở góc độ xã hội học giáo dục: “Dạy học được xem như là một diễn tiến vị thế xã hội của con người vì qua đó, con người luôn hoạt động và phát triển trong sự tiếp thu, lĩnh hội và chuyển hoá theo mục tiêu xác định của giáo dục phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi và diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người” [15.tr.172].
Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học (truyền thụ và lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo; trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học). Như vậy, dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học. Dạy học bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau.
QL HĐDH là tác động có hướng đích, có mục tiêu của hiệu trưởng, của tổ chuyên môn đến GV, người học và các lực lượng giáo dục. Quản lý là tác động chủ quan,
nhưng để đạt hiệu quả phải phù hợp với quy luật khách quan, thực tế từng vùng, từng địa phương của đối tượng quản lý; nó thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (hiệu trưởng, tổ trưởng) và đối tượng quản lý tương ứng.
QL HĐDH là một nội dung cơ bản, cốt lõi của quá trình lãnh đạo, quản lý để phát triển giáo dục toàn diện cho HS. Chủ thể QL HĐDH là hiệu trưởng, tổ chuyên môn. Đối tượng HĐDH là GV, người học và các lực lượng ngoài nhà trường.
Từ những nội dung trên, ta có thể khái quát về QL HĐDH đó là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm huy động họ tích cực tham gia, phối hợp, cộng tác trong các hoạt động của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Trong nhà trường, QL HĐDH là quá trình Hiệu trưởng xác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm đạt mục tiêu đề ra.
QL HĐDH là quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, quy chế, nội quy...) về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS, đảm bảo cho hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nề nếp, có chất lượng và hiệu quả cao.
Đối với trường PTDTBT THCS, QL HĐDH của Hiệu trưởng chính là quản lý quá trình sư phạm tương tác giữa GV, HS và yếu tố môi trường tác động vào HĐDH và giáo dục theo chương trình đã được quy định. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt động trong nhà trường, mà trọng tâm là quản lý quá trình giảng dạy và giáo dục, trong đó bao gồm một hệ thống cộng tác như: đảm bảo chương trình, nội dung giảng dạy các môn, những điều kiện dạy học…
Hiệu trưởng quản lý trường PTDTBT THCS phải thể hiện hai vai trò: người quản lý và người GV. Vì vậy, Hiệu trưởng phải biết những kỹ năng nhất định của người quản lý và người GV. Phải nhấn mạnh các kỹ năng của nhà quản lý vì đây là sự khác biệt của Hiệu trưởng với GV.