9. Cấu trúc, bố cục của luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới quản lý kiểm tra, đánhgiá giáo viên
a. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện KHDH của GV qua việc kiểm tra, kí duyệt kế hoạch thực hiện trong năm học của GV. Hoàn thiện việc quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo quan điểm sư phạm tương tác bằng cách bồi dưỡng cho GV về kiến thức và kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong việc soạn bài và tổ chức HĐDH trên lớp đạt hiệu quả cao nhằm phát triển PC&NL HS.
Triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý soạn bài của GV; CBQL nhà trường trường thống nhất bài soạn, quy trình dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác.
Triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý giờ lên lớp của GV; CBQL nhà trường quản lý thời khóa biểu - thời gian dạy học; quản lý hướng dẫn học sinh học tập; quản lý hồ sơ chuyên môn của GV (kế hoạch dạy học, bài soạn, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ họp tổ chuyên môn, sổ theo dõi chất lượng giáo dục, sổ chủ nhiệm, sách giáo khoa, sách GV, chương trình dạy học, các điều kiện CSVC,...)
Đổi mới việc quản lý sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ GV. CBQL nhà trường tìm hiểu rõ về năng lực của GV, nguyện vọng và hoàn cảnh của GV, nguyện vọng của PHHS...
Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá GV. Đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá kĩ năng sư phạm; đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục.
Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá gv giúp Hiệu trưởng đánh giá chính xác trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV, có cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học của GV. Trên cơ sở đó, tích cực hóa HĐDH trong nhà trường, tạo động lực thúc đẩy GV tích cực thi đua và hạn chế tới mức thấp nhất những sai phạm của GV trong việc thực hiện nhiệm vụ.
b. Nội dung biện pháp
Để thực hiện đảm bảo và hiệu quả các nội dung và biện pháp đã nêu đòi hỏi người hiệu trưởng phải có kế hoạch chi tiết và quy trình cụ thể thì mới thực hiện đúng và đầy đủ nội dung đề ra:
Đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện KHDH của GV: Dựa trên cơ sở kế hoạch của ngành, của trường và các tổ chuyên môn, yêu cầu từng hiệu trưởng, phó hiêu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và GV phải xây dựng KHDHMchi tiết. Chú trọng đến việc xác định những nội dung kiến thức cơ bản, từng chi tiết, từng bài, từng chương, các phương tiện và hình thức HĐDH, phương pháp dạy học.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, KHDH của GV phải phân bố theo quy định của Bộ GDĐT thể hiện theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho phép điều chỉnh phù hợp để GV thực hiện KHDH; đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lý cho sự kiểm tra, giám sát. KHDH của GV được thông qua họp tổ chuyên môn và được góp ý điều chỉnh sau đó hiệu trưởng kiểm tra và phê duyệt kế hoạch và kế hoạch này được coi như một chu trình khởi đầu và kết thúc, là thước đo năng suất và hiệu quả công việc.
Hoàn thiện việc quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác: Hiệu trưởng thay đổi nhận thức cho đội ngũ phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và trực tiếp là GV về vai trò của việc lựa chọn, sử dụng PPDH và vai trò của đồ dùng dạy học có tính quyết định chất lượng học tập của HS, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Hiệu trưởng cung cấp tài liệu, giới thiệu, tập huấn các kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng đổi mới PPDH theo quan điểm sư phạm tương tác trực tiếp cho GV. Tổ chức giao lưu chuyên môn qua các tiết dạy điểm để GV học hỏi, tham khảo, rút kinh nghiệm đồng thời các tiết hội giảng, các tiết dự thi dạy tốt, học tốt ở trường, thi GV giỏi,…đều phải đưa yêu cầu về đổi mới PPDH theo quan điểm sư phạm tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phát triển PC&NL HS làm tâm điểm đánh giá hiệu quả tiết dạy.
Hiệu trưởng phải thường xuyên tăng cường việc quản lý, triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào trong hoạt động dạy của GV:
Triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý soạn bài của GV. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo thể hiện nội dung bài học cụ thể trong bài soạn, nêu rõ hoạt động tương tác của thầy - trò - môi trường dạy học, xác định kiến thức trọng tâm cần truyền đạt, sắp xếp theo một trình tự lôgic. Chỉ đạo GV phải hiểu được đối tượng HS, nắm chắc được những điều kiện nhà trường có, so sánh với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp đã dạy các năm trước để xác định PPDH theo hướng tích cực, phần lớn dựa vào sự sáng tạo, những kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân.
Hiệu trưởng nhà trường quản lý việc trao đổi bài soạn theo quan điểm sư phạm tương tác giữa các GV, nhằm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, góp ý lẫn nhau giữa các GV. GV cần sử dụng tối đa các phương tiện sẵn có để phục vụ bài giảng đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy tính tích cực của HS, phát triển PC&NL HS.
Hiệu trưởng triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý giờ lên lớp của GV.
Hiệu trưởng nhà trường quán triệt quan điểm chỉ đạo, yêu cầu GV phải xác định rõ HĐDH được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp, giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng HĐDH.
GV phải thực hiện linh hoạt sáng tạo bản thiết kế giờ lên lớp (bài soạn) theo quan điểm sư phạm tương tác nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, phát triển PC&NL HS đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.
Hiệu trưởng tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên về CSVC, thiết bị dạy học. Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổ chức nhiều hình thức dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm về nội dung, PPDH, đánh giá, xếp loại chính xác giờ dạy theo quan điểm sư phạm tương tác.
Hiệu trưởng xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý. Thời khóa biểu có vai trò duy trì nề nếp HĐDH, phải coi đây là biện pháp quản lý giờ lên lớp một cách trực tiếp của mình.
Từng tháng, từng kỳ hiệu trưởng cần tổng kết, phân tích tình hình chất lượng giờ lên lớp, thường xuyên đánh giá hiệu quả những biện pháp quản lý giờ lên lớp đã đề ra để điều chỉnh công tác quản lý của mình.
* Đổi mới việc quản lý sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Quản lý sử dụng: Tất cả công việc liên quan đến chuyên môn, liên quan đến sắp xếp, phân công GV giảng dạy đều phải được hiệu trưởng nhà trường tìm hiểu rõ về năng lực của GV, nguyện vọng và hoàn cảnh của GV, nguyện vọng của PHHS,… Trên cơ sở đó, bàn bạc, thống nhất rồi ra quyết định phân công một cách dân chủ và tập trung cao. Tạo điều kiện cho GV; làm việc thoải mái, nhẹ nhàng. Nâng cao ý thức vì tập thể, vì danh dự và uy tín nhà trường; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong công việc, vì công việc.
Quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV: Hiệu trưởng nhà trường nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, làm cho đội ngũ trong nhà trường hiểu đúng, hiểu sâu và thấy rõ tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ đối với chất lượng HĐDH. Để từ đó, mỗi GV có ý thức cao trong việc tự phấn đấu hoàn thiện năng lực hoạt động chuyên môn của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng dạy học.
Tổ chức đưa GV đi học các lớp nghiệp vụ nâng chuẩn, khuyến khích GV tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức, trình độ về nghề sư phạm.
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn tại trường là quan trọng nhất, thiết thực nhất trong việc nâng cao năng lực chuyên môn dạy học thông qua sinh hoạt chuyên môn (trường, tổ); thông qua hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy; thông qua hội giảng, hội thảo (sinh hoạt) chuyên đề chuyên môn THCS,... gắn với kiến thức, tài liệu đã nghiên cứu ở trường sư phạm. Khuyến khích GV tự bồi dưỡng ngay trong quá trình dạy học.
Hiệu trưởng nhà trường đưa kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm vào tiêu chí thi đua, khen thưởng và nâng lương, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch,… cho GV trong nhà trường.
* Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên:
Hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, nêu rõ hình thức, cách thức kiểm tra, đánh giá. Giao quyền chủ động và tăng cường trách nhiệm nhiều hơn cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, đồng thời có kế hoạch kiểm tra, đánh giá.
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: Kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra nội bộ, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên hay đột xuất,...
Hiệu trưởng ở các trường PTDTBT THCS đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của GV định kỳ hàng năm theo nội dung sau: đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá kỹ năng sư phạm; đánh giá hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
c. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt kiểm tra, đánh giá dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, kế hoạch của nhà trường, của năm học. Quán triệt quan điểm và thái độ đối với đợt kiểm tra, đánh giá trong toàn thể CBQL, GV; làm cho cán bộ, GV có nhận thức đúng đắn công tác kiểm tra, giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm sau khi kiểm tra.
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
* Đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ:
Đánh giá mức độ nắm được mục tiêu chương trình, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng các môn học, nội dung dạy các môn học theo chương trình, SGK; mức độ nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS dân tộc thiểu số ở cấp học THCS, các phương pháp giảng dạy, giáo dục, phương pháp kiểm tra kết quả học tập của HS nhằm phát triển PC&NL HS.
Đánh giá mức độ hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác giáo dục nói chung và giáo dục ở các trường PTDTBT THCS nói riêng; mức độ hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, phong tục, tập quán, ngôn ngữ và điều kiện sống của cộng đồng nơi GV công tác.
Hiệu trưởng ở các trường PTDTBT THCS đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ với các nội dung trên là đánh giá một cách toàn diện về hiểu biết của GV dựa trên mức độ nắm kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, am hiểu về chủ trường, chính sách của Nhà nước đối với giáo dục, những hiểu biết về tình hình địa phương.
Quy trình đánh giá, được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: GV tự đánh giá nội dung và tự xếp loại theo tiêu chuẩn đã được quy định. Bước 2: Tổ trưởng chuyên môn và đồng nghiệp tham gia ý kiến và ghi nhận xét bản tự đánh giá của GV.
Bước 3: Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại trên cơ sở xem xét kết quả các tiết dạy dự giờ và xếp loại; kết quả tự đánh giá của GV, nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của GV và ý kiến nhận xét của tổ chuyên môn.
* Đánh giá kỹ năng sư phạm:
Hiệu trưởng đánh giá kỹ năng xác định được cấu trúc chương trình của môn dạy, xác định sự phát triển nội dung dạy học từng môn từ lớp 6 đến lớp 9 để từ đó xây dựng nội dung dạy học đối với môn học, bài soạn đối với tiết dạy theo hướng đổi mới, phù hợp với đối tượng HS, phát triển PC&NL.
Đánh giá kỹ năng vận dụng các hình thức, PPDH, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; kỹ năng quản lý HS; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với HS, phụ huynh HS,
đồng nghiệp và cộng đồng; kỹ năng xây dựng, lưu trữ và sử dụng hồ sơ giảng dạy.
* Đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục:
Mức độ tiến bộ của HS về học lực và hạnh kiểm so với trước. Kết quả công tác chủ nhiệm và hoạt động giáo dục. Kết quả xếp loại các môn học theo CT GDPT. Kiểm tra việc xây dựng một giờ dạy theo phương pháp mới, cải tiến phương pháp giảng dạy…qua đó, đánh giá kiến thức, kỹ năng phối hợp các phương pháp giảng dạy và việc rèn luyện chuyên môn của GV.