Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 61 - 70)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học

Bảng 2.9. Nhận thức của GV về mục tiêu cần đạt của việc tổ chức dạy học ở các trường PTDTBT THCS.

TT Mục tiêu của tổ chức dạy học

Mức độ đồng ý (%), n=128 Rất cần

thiết Cần thiết Chưa cần thiết

Không cần thiết

SL TL SL TL SL TL SL TL

1 Nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện HS 121 94,5 7 5,5 0 0 0 0 2 Tăng thời lượng dạy học các nội

dung khó ở các môn học 79 61,7 31 24,2 18 14,1 0 0 3 HS tự học có hướng dẫn của

GV 70 54,7 38 29,7 20 15,6 0 0 4 Dạy học các môn tự chọn 60 47 40 31 20 15,7 8 6,3 5 Các hoạt động NGLL 110 85,9 16 12,5 2 1,6 0 0

Theo kết quả bảng 2.9, ta thấy việc nhận thức của GV về dạy học ở các trường PTDTBT THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS đạt 94,5% xác định là rất cần thiết; góp phần tăng thời lượng dạy học các nội dung khó ở các môn học cho HS chiếm tỷ lệ rất cần thiết 61,7%; chưa cần thiết 14,1%. Có ý kiến cho rằng, các em chỉ học với thời lượng như các trường phổ thông là đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng; buổi còn lại để các em vui chơi, giải trí tại khu bán trú và được phụ huynh rèn luyện thêm ở nhà, không cần nhồi nhắc kiến thức, quá tải gây áp lực cho HS. Đây là nhận thức không đúng với tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay; hơn nữa phần lớn phụ huynh là người dân tộc thiểu số; kiến thức, kỹ năng giáo dục có giới hạn không đáp ứng được yêu cầu. Việc HS tự học có sự hướng dẫn của GV là thực tế đang diễn ra ở các trường PTDTBT THCS tỉ lệ GV nhận thức rất cần thiết 54,7,%; chưa cần thiết 15,6% việc này cho thấy thực trạng GV hiện nay còn thiếu ở các trường PTDTBT THCS.

Đối với các trường PTDTBT THCS việc dạy học các môn tự chọn được thực hiện đảm bảo yêu cầu chung của ngành, tỉ lệ GV nhận thức rất cần thiết 47%; chưa cần thiết và không cần thiết 15,7%. Kết quả khảo sát cho thấy GV nhận thức rất cần thiết việc tổ chức các hoạt động NGLL 85,9%, hoạt động này HS tham gia rất hứng thú, đầy đủ điều đó góp phần cơ bản duy trì sĩ số HS và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

2.4.2. Quản lý hoạt động dạy

a. Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học

Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy của mỗi GV trong nhà trường là cơ sở để các cấp quản lý kiểm tra, đánh giá, xác định việc hoàn thành và mức độ hoàn thành công việc của GV. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng và yêu cầu của mục tiêu giáo dục trong nhà trường, các cấp quản lý phải quan tâm và chỉ đạo để GV trong nhà

trường nhận thức đầy đủ mục tiêu, nội dung, KHDH của từng môn, từng lớp. Từ đó, xây dựng KHDH phù hợp với công tác giảng dạy của mình.

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và hỗ trợ ban giám hiệu nhà trường kiểm tra kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ. Kế hoạch phải được Hiệu trưởng phê duyệt. Việc thực hiện KHDH được Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và quản lý cấp trên theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Hiệu trưởng các trường cũng phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch quản lý của mình, bên cạnh kế hoạch chung của Phòng GD&ĐT, được Hội đồng sư phạm nhà trường nhất trí thông qua và quyết tâm thực hiện.

Thực trạng quản lý công tác xây dựng và thực hiện KHDH phục vụ HĐDH ở trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam được Hiệu trưởng thực hiện như thế nào? Tác giả đã khảo sát và thu được kết quả sau.

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học của Hiệu trưởng (%).

TT Nội dung

Tự nhận xét của

Hiệu trưởng (n=8) Đánh giá của GV (n=128)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Giúp GV nắm vững kế hoạch dạy học theo quy định

100 0 0 89,9 10,1 0 78,7 16,8 4,5 0

2

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch

100 0 0 91 6,7 2,3 83,1 13,5 3,4 0

3

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy của GV

100 0 0 75,3 14,6 10,1 73 22,5 4,5 0

4

Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch giảng dạy môn tự chọn 100 0 0 73 22,5 4,5 69,7 23,6 6,7 0 5 Quy định số lượng, chất lượng hồ sơ chuyên môn 100 0 0 70,8 24,7 4,5 73 18 9 0 6 Xây dựng kế hoạch của nhà trường 100 0 0 89,9 10,1 0 2,2 75,4 22,4 0 7 Duyệt và kiểm tra kế hoạch GV 100 0 0 89,9 10,1 0 67,4 27 5,6 0

Bảng số liệu trên cho thấy, Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS đã quản lý việc xây dựng và thực hiện KHDH ở mức độ thường xuyên là rất cao; Các nội dung 1, 2, 3, 4, 6, 7 là 100%. Trong khi đó ở nội dung này, GV và tổ trưởng lại đánh giá việc thực hiện thường xuyên thấp hơn (89,9%; 91%; 75,3%; 73%; 89,9%; 89,9%), kết quả đạt được tương ứng là 78,7%; 83%; 73%; 69,7%; 2,2%; 67,4%. Nội dung 5, 01 trường Hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức nên kết quả nhận được chưa cao.

Sự chênh lệch giữa tự đánh giá của Hiệu trưởng các trường với GV qua số liệu trên phản ánh mức độ thường xuyên và không thường xuyên của các nội dung, có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về xây dựng và thực hiện KHDH vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ để có sự thống nhất giữa xây dựng và thực hiện, giữa chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) và đối tượng quản lý (GV) ở các trường.

b. Quản lý đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH trong các nhà trường hiện nay là vấn đề trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK. Đây là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình DH của mỗi người làm công tác giáo dục. Đổi mới PPDH luôn được đặt trong mối quan hệ thống nhất với các thành tố của quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung. Trong các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, việc tổ chức và quản lý hoạt động này cũng diễn ra theo tinh thần trên. Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả sau:

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng (%).

TT Nội dung

Tự nhận xét của

Hiệu trưởng (n=8) Đánh giá của GV (n=128) Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Tổ chức quán triệt đổi mới PPDH cho GV

85,7 14,3 0 80,9 19,1 0 68,5 16,9 14,6 0

2

Tổ chức soạn bài theo yêu cầu đổi mới PPDH ở các môn 85,7 14,3 0 82 18 0 76,4 13,5 10,1 0 3 Tổ chức rút kinh nghiệm soạn, giảng cho GV 85,7 14,3 0 73,1 26,9 0 61,8 28,1 10,1 0 4 Quy định về thực hiện đổi mới PPDH

85,7 14,3 0 70,8 19,1 10,1 68,5 20,2 11,3 0

5

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của GV

Theo bảng 2.11, các nội dung 1, 3, 4, 5 được Hiệu trưởng các trường đánh giá rất cao 85,7% (7/8 người). Nhưng đối với GV, việc đánh giá theo 5 nội dung trên có sự khác nhau. 19,1% ở nội dung 1; 18% ở nội dung 2; 26,9% ở nội dung 3; 19,1% và 20,2% ở nội dung 4 là đánh giá việc quản lý không thường xuyên. Tỉ lệ GV đánh giá kết quả thực hiện tốt, cao nhất là 76,4% (nội dung 2), còn lại là. Tỉ lệ các biện pháp còn lại là 68,5%; 61,8%; 68,5%, 61,8% (ứng với nội dung 1,3,4,5). Tỉ lệ GV đánh giá về kết quả khá còn chiếm nhiều như: nội dung 3 là 28,1%, nội dung 5 là 25,8%.

Những vấn đề trên đã phản ánh đúng thực trạng công tác quản lý đổi mới PPDH trong các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam . Sự nhận thức của GV và Hiệu trưởng các trường về hoạt động này rất cao. Tuy nhiên, thực hiện thường xuyên trong giảng dạy và đạt hiệu quả trong các nhà trường còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học; việc dạy học theo nhóm và dạy học cá thể nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của HS, qua đó phát triển PC&NL HS, chất lượng một số tiết giảng dạy theo phương pháp mới chưa đem lại kết quả rõ ràng; công tác tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm sau giờ dạy còn manh tính hành chính.

c. Quản lý việc soạn bài, giờ lên lớp của GV

Chuẩn bị bài và soạn bài lên lớp là hoạt động của GV được tiến hành ở nhà. Quản lý hoạt động này cần có những biện pháp cụ thể, phù hợp như: kiểm tra giáo án đột xuất, định kỳ, duyệt giáo án giảng dạy trước một tuần,... Để đánh giá thực trạng công tác quản lý này ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát theo bảng 2.12 dưới đây.

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá việc quản lý soạn bài lên lớp của GV (%)

TT Nội dung

Tự nhận xét của

Hiệu trưởng (n=8) Đánh giá của GV (n=128) Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đúng quy chế chuyên môn 100 0 0 89,89 10,11 0 73 15 12 0 2 Soạn bài đúng kế hoạch dạy học và PPDH 71,43 28,57 0 69,66 15,73 14,61 69 18 13 0 3 Chuẩn bị thiết bị và phương tiện dạy học

57,14 42,86 0 67,42 32,58 0 51 45 4 0

4 Công tác kiểm tra,

Từ bảng số liệu trên cho thấy, các chỉ số tự đánh giá của Hiệu trưởng ở nội dung 1,4 đạt tỉ lệ 100%. Tự đánh giá của Hiệu trưởng và GV có sự chênh lệch ở tất cả các nội dung. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện các nội dung trong quản lý soạn bài lên lớp giữa mức độ thường xuyên là 89,89%; 69,66%; 67,42%; 97,75% và không thường xuyên là 10,11%; 15,73%; 32,58%; 17%; 2,25% (theo thứ tự các nội dung). Riêng nội dung 2 GV đánh giá 61% không thực hiện.

Kết quả thực hiện được đánh giá cao ở mức độ tốt và khá 73%; 69%; 51%; 89% và 15%; 18%; 45%; 11% (theo thứ tự các nội dung). Riêng nội dung GV đánh giá trung bình 13%.

Mức độ đánh giá về các biện pháp trên phản ánh có thể khách quan. Tuy nhiên, một số Hiệu trưởng vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của các biện pháp. Do vậy, có những biện pháp không thường xuyên thực hiện, không được quan tâm đúng mức, nhất là việc soạn bài theo đúng định hướng đổi mới PPDH và công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học.

Từ sự đánh giá trên, có thể thấy việc quản lý chất lượng bài soạn của GV còn nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu, đồng thời việc quản lý của Hiệu trưởng chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra, giám sát, giúp đỡ GV. Hạn chế trong việc quản lý soạn bài của GV là việc chưa thấy xuất hiện nhiều bài soạn có ứng dụng các kỹ thuật - PPDH tích cực vào các hoạt động dạy học. Thực tế việc quản lý bài soạn của GV trước khi lên lớp được quy định giao cho Tổ trưởng chuyên môn, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường trực tiếp quản lý, ký duyệt, hướng dẫn GV trong tổ cùng thống nhất kế hoạch bài soạn trước khi lên lớp để đảm bảo chất lượng dạy học. Trong đó, lưu ý việc đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực trong học tập, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS trong soạn bài là yêu cầu quan trọng nhất. Việc này cũng có khi làm chưa nghiêm túc nên kết quả không đạt được như mong muốn.

Quản lý giờ lên lớp của GV là để tạo ra hiệu quả cao trong nhà trường là trách nhiệm của Hiệu trưởng. Công việc quản lý đó được thực hiện với những nội dung cụ thể như: qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài, lịch trực ban, dự giờ, kiểm tra, việc phản ánh của HS, kiểm tra việc sử dụng các đồ dùng đồ dùng dạy học... Việc quản lý này sẽ tạo sự ổn định, nề nếp HĐDH trong nhà trường và cũng là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

d. Quản lý việc phân công GV giảng dạy:

Việc phân công giảng dạy cho GV trong nhà trường PTDTBT THCS phụ thuộc vào những quy định chung của ngành, Hiệu trưởng phải vận dụng phù hợp với đặc điểm của từng trường và địa phương. Đây là công tác quản lý được các Hiệu trưởng nhà trường quan tâm và đưa ra những tiêu chuẩn để làm căn cứ phân công GV giảng dạy cho phù hợp. Thực trạng công tác này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá công tác quản lý phân công giảng dạy cho GV của Hiệu trưởng (%)

TT Nội dung

Tự nhận xét của

Hiệu trưởng (n=8) Đánh giá của GV (n=128)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Theo năng lực chuyên môn của GV 100 0 0 95,51 4,49 0 80,9 14,6 4,4 0 2 Theo nguyện vọng và hoàn cảnh của GV 85,71 14,29 0 80,9 16,85 2,25 75,3 19,1 5,9 0 3 Theo cảm tính chủ quan của Hiệu trưởng 71,43 28,57 0 68,54 21,35 10,11 49,4 44,9 5,7 0

Theo kết quả từ bảng 2.13 cho thấy Hiệu trưởng nhà trường phân công giảng dạy cho GV chủ yếu căn cứ vào năng lực chuyên môn của GV, ở nội dung 1 tự đánh giá mức độ thường xuyên là 100%, GV đánh giá là 95,51 %. Điều đó chứng tỏ, năng lực chuyên môn có vai trò quan trọng đối với công tác giảng dạy của mỗi GV và đối với hoạt động dạy học của nhà trường.

Bên cạnh đó, việc Hiệu trưởng phân công giảng dạy theo nguyện vọng của GV chiếm tỉ lệ 85,71% thường xuyên. Ý kiến của GV đánh giá thường xuyên 80,9%. Điều này chứng tỏ, nội dung này không là tiêu chí quan trọng để Hiệu trưởng chú trọng làm căn cứ phân công giảng dạy cho GV.

Tuy nhiên, ở nội dung 3, phân công theo cảm tính chủ quan của Hiệu trưởng có tới 49,4% ý kiến của GV đưa ra là thường xuyên; 71,41% Hiệu trưởng đánh giá là thường xuyên. Đây là vấn đề còn gây nhiều băn khoăn cho GV trong nhà trường với những ý kiến trái ngược nhau.

e. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá giáo viên

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học.

Việc kiểm tra, đánh giá GV là biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Thực trạng của công tác này thực hiện ở trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam được thể hiện qua bảng khảo sát sau:

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá Hiệu trưởng quản lý kiểm tra, đánh giá GV (%).

TT Nội dung

Tự nhận xét của

Hiệu trưởng (n=8) Đánh giá của GV (n=128)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Hiệu trưởng triển khai văn bản, quy định kiểm tra, đánh giá GV 100 0 0 95,51 4,49 0 94,4 5,6 0 0 2 Xây dưng kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV

100 0 0 96,63 3,37 0 87,6 10,1 2,3 0

3

Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá: định kỳ, đột xuất GV 85,71 14,29 0 76,4 20,22 3,38 74,2 14,6 11 0 4 Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá GV

100 0 0 96,63 3,37 0 94,4 5,6 0 0

5

Điều chỉnh, xử lí thông tin sau kiểm tra, đánh giá GV

85,71 14,29 0 77,53 14,61 7,86 75,3 20,2 4,5 0

Kết quả được thể hiện qua bảng 2.14, cho thấy việc triển khai các văn bản và thông báo kết quả của biện pháp kiểm tra, đánh giá GV (nội dung 1, 2 và 4) được thực hiện tốt, mức độ đánh giá thường xuyên của Hiệu trưởng là 100%; của GV là 95,51%; 96,63%; 96,63%; kết quả tốt đạt được là 94,4%; 87,6%; 94,4%. Nhưng ở nội dung 3, 5 được đánh giá chưa cao. Phần tự đánh giá của Hiệu trưởng ở mức độ thường xuyên đạt 85,71%; ở mức độ này thì đánh giá của GV 76,4%; 77,53 và kết quả đạt được tốt là 74,2%; 75,38%;

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)