Quản lý hoạt động học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 44 - 46)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

1.4.3. Quản lý hoạt động học

a. Quản lý việc hình thành kỹ năng tự học cho học sinh:

Trong giảng dạy, HS phải có tính tự giác trong học tập, khi GV giao nhiệm vụ, HS biết tự lực tìm tòi nghiên cứu trong sách, ngoài xã hội để tự tiếp thu kiến thức ngay tại lớp.

Tự học rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Thông qua việc học tập trong các tiết tự học, HS bồi dưỡng, rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong học tập, phát huy tính tự lực, khắc phục khó khăn để chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức tại trường.

Phối hợp quản lý việc hình thành kỹ năng tự học của HS bao gồm các nội dung: Xây dựng động cơ học tập; Xây dựng kế hoạch học tập; Tự mình nắm vững nội dung tri thức; Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Quản lý việc hình thành kỹ năng tự học của HS nhằm: Giúp khơi gợi hứng thú học tập của HS để trên cơ sở đó HS có ý thức tốt về nhu cầu học tập; Giúp HS bước đầu hiểu được mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập; Giúp HS tự mình nắm vững nội dung tri thức và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Thông qua kế hoạch, bằng cách kiểm tra, dự giờ, quan sát thái độ học tập của từng lớp kịp thời. Quản lý các nhiệm vụ học tập của HS như kiểm tra bài cũ, làm bài tập, nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo để chuẩn bị cho bài học mới, quan sát sự tiến bộ của HS qua từng tháng, học kỳ... Giáo dục HS có thói quen tự giác rèn luyện tự học ngay tại trường.

Đây là một trong những nhiệm vụ, chức năng quan trọng của Hiệu trưởng, GV, phụ huynh HS trong QL HĐDH.

b. Quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Xu hướng chung của thế giới hiện nay là chuyển từ HĐDH tập trung vào mục tiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào Dạy học định hướng nội dung; dạy học lấy người học làm trung tâm; dạy học định hướng giải quyết vấn đề; dạy học định hướng hoạt động; dạy học định hướng kết quả đầu ra và dạy học theo tiếp cận năng lực;...việc tổ chức quá trình dạy và học, đánh giá để phát triển học tập, nhằm hình thành các năng lực khác nhau cho HS.

Quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS theo mục tiêu phát triển PC&NL đòi hỏi GV phải biết cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi HS đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa HS, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của các em. Một giờ dạy thành công là HS kém, trung bình, đến HS khá, giỏi đều được kích hoạt, khám phá, trải nghiệm… và kết thúc một giờ học/bài học, mỗi HS đều thu nhận được ở góc độ của mình, đều tự biến đổi bản thân.

Quản lý đánh giá kết quả học tập của HS theo mục tiêu phát triển PC&NL tập trung theo các hướng sau:

Sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập;

Chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực suy ngẫm, tự quản lý phát triển bản thân;

Chuyển từ đánh giá một chiều, sang đánh giá đa chiều. Tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một PPDH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)