Quản lý các điều kiện tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 47 - 50)

9. Cấu trúc, bố cục của luận văn

1.4.6. Quản lý các điều kiện tổ chức dạy học

Để hoạt động giáo dục ở trường PTDTBT THCS có chất lượng và hiệu quả caothì nhà trường phải đáp ứng đủ các nguồn lực và phát huy tác dụng của nó; Các nguồn lực trong nhà trường bao gồm CSVC, TBDH và kinh phí giáo dục.

* Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học

CSVC và TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy - học. Bởi vì, có CSVC, TBDH tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này. Họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy, TBDH phải đủ và phù hợp mới triển khai được các PPDH một cách hiệu quả. Do vậy, CSVC và TBDH là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.

Hiện nay, CSVC và phương tiện kỹ thuật dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ GDĐT. Sự phát triển nhanh chóng CSVC và TBDH đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các PPDH.

Phương tiện dạy học là các đối tượng - vật chất do GV hoặc HS sử dụng dưới sự chỉ đạo của GV trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích, mục tiêu dạy học.

Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho HS nắm vững chính xác, sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách của HS. Trong quá trình dạy học, phương tiện dạy học đã chứng tỏ vai trò to lớn của mình ở

tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của HS; cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật vật lý, mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lý vi mô, đề cập các ứng dụng của các kiến thức vật lý trong đời sống và kỹ thuật; sử dụng trong việc ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của HS, sinh viên; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng...

CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐDH được coi là điều kiện tiên quyết, điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, nó có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của một giờ dạy và việc phục vụ mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện của nhà trường.

* Nguồn kinh phí:

Kinh phí phục vụ cho dạy học là toàn bộ nguồn thu, chi cho nhu cầu hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của các hoạt động giáo dục trong nhà trường,

Nguồn kinh phí thu từ HS, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có); thu theo nguyên tắc lấy thu bù chi, có sự thỏa thuận thống nhất bằng văn bản giữa phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ HS của từng lớp; giữa hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường.

Ngân sách giáo dục ở các trường PTDTBT THCS là nguồn tài chính do Nhà nước cấp, nguồn đóng góp của các tổ chức cá nhân và sự đóng góp của phụ huynh HS.

Phòng GDĐT chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp huyện để có hướng dẫn công tác thu, chi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, động viên sự đóng góp tự nguyện từ cha mẹ HS, các tổ chức các nhân đầu tư nhân lực, trí lực, tài lực để giáo dục toàn diện cho HS.

Vì vậy, việc quản lý trong nhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải biết xây dựng kế hoạch phát triển CSVC, trang thiết bị để phục vụ cho HĐDH; biết tổ chức và khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất; đồng thời quản lý tốt các thiết bị; biết vận động xã hội hóa giáo dục để tăng cường CSVC trong nhà trường.

Nguồn kinh phí phải đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi, mở sổ sách theo dõi và thanh quyết toán theo đúng nguyên tắc tài chính kế toán hiện hành.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu lý luận, chúng ta nhận thấy rằng: Công tác QL HĐDH trong nhà trường PTDTBT THCS giữ vị trí quan trọng trong quản lý hoạt động nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

QL HĐDH ở trường PTDTBT THCS hiện nay tập trung trọng tâm là chuyển từ QL HĐDH lấy kiến thức (lý thuyết) sang QL HĐDH với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất HS.

Dạy học ở trường PTDTBT THCS là nhu cầu, xu thế phát triển trong cuộc sống xã hội hiện nay và trong tương lai đặc biệt đối với các trường ở miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. HĐDH này cần phải có sự đầu tư, có kế hoạch,

có nội dung, chương trình một cách khoa học; có mối quan hệ mật thiết các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu cao nhất trong giáo dục nhà trường.

Những cơ sở lý luận trên là định hướng giúp chúng tôi nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp QL HĐDH ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam trong những chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú thcs huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)