7. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tạ
các lực lượng giáo dục đến trẻ. Giúp trẻ có những kiến thức về cuộc sống, khả năng làm chủ bản thân và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ trong xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống hằng ngày, để có thể thích ứng tốt nhất với môi trường sống.
1.2.3. Khái niệm về trường Mẫu giáo
Theo Điều lệ trường Mẫu giáo (ban hành kèm theo quyết định số 04/2015/QĐ- BGD & ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) đã quy định: Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Trường Mẫu giáo là đơn vị cơ sở của bậc học Mẫu giáo và cũng được tổ chức theo các loại hình như các bậc học khác. [7]
1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo tại các trường Mẫu giáo
Đối với bậc học Mẫu giáo, chủ thể gián tiếp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ Mẫu giáo là các cán bộ quản lý của Phòng, Sở và Bộ GD&ĐT phụ trách giáo dục KNS. Chủ thể quản lý trực tiếp đến hoạt động giáo dục KNS cho trẻ ở các trường Mẫu giáo là các cán bộ quản lý bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và các trưởng bộ phận trong trường Mẫu giáo; Trong đó, hiệu trưởng là người đứng đầu và quản lý chung. Đối tượng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ Mẫu giáo chính là hoạt động giáo dục KNS cho trẻ Mẫu giáo. Mục đích quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ Mẫu giáo, nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục KNS, hình thành những KNS cần thiết, hình thành khả năng hành động để thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống.
Quản lý hoạt động GDKNS trong trường Mẫu giáo chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường Mẫu giáo cần thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác GDKNS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GDKNS trong nhà trường. Nhằm huy động nguồn lực, thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều phối, điều chỉnh, giám sát,... một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục gồm (nhân lực, vật lực, tài lực), nhằm hình thành cho trẻ Mẫu giáo những hành vi lành mạnh, tích cực. Đồng thời thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực, giúp trẻ có thể tự mình giải quyết được các vấn đề và thích ứng tốt nhất trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho trẻ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ Mẫu giáo là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, GV, nhân viên, tập thể trẻ, cha mẹ trẻ và các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Nhằm thực hiện có chất lượng và có hiệu quả mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ của nhà trường.
Tóm lại, quản lý hoạt động GDKNS trong nhà trường được hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường, nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GDKNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho trẻ Mẫu giáo đã đề ra.