Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 34 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-

6 tuổi tại trường Mẫu giáo

Kiểm tra đánh giá được tiến hành trong cả quá trình quản lý hoạt động CSGD trẻ nói chung và công tác GDKNS nói riêng của nhà trường. Kiểm tra thường đi liền với đánh giá. Với từng cá nhân, từng bộ phận đánh giá để họ tự nhận thấy khả năng của mình, khắc phục những hạn chế để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ như mục tiêu đã đề ra. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, thu nhận được thông tin đầy đủ, chính xác, kíp thời. Giúp Hiệu trưởng ban hành những quyết định chính xác, kịp thời đảm bảo thực hiện kế hoạch và mục tiêu của nhà trường. Những yêu cầu và nội dung cụ thể của kiểm tra đánh giá công tác tăng cường GDKNS cho trẻ bám sát mục tiêu GDKNS cho trẻ đã đề ra, bao gồm:

Để kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS của GV, Hiệu trưởng phải: - Xây dựng được tiêu chí đánh giá.

- Xác định được hình thức kiểm tra: đọc báo cáo, nghe báo cáo, dự giờ hoạt động sư phạm của GV, kiểm tra hồ sơ GV, việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học, kiểm tra trực tiếp nền nếp học sinh, kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ GDKNS; trực tiếp phỏng vấn đối tượng được kiểm tra. Kiểm tra, đánh giá cá nhân trong và ngoài nhà trường từ nhiều kênh thông tin khác nhau.

- Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen thưởng và góp ý sửa sai kịp thời, có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

* Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các KNS của trẻ Mẫu giáo

Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các KNS của trẻ Mẫu giáo là khâu cuối cùng của quá trình GDKNS cho trẻ, giúp giáo viên thu được những thông tin từ trẻ, là cơ sở thực tế để giáo viên tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp giáo viên tự điều chỉnh, tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Gúp Hiệu trưởng đánh giá một cách chính xác chất lượng hoạt động GDKNS cho trẻ của nhà trường, trên cơ sở đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo, uốn nắn kịp thời. Đây là cơ sở để các cấp quản lý đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường.

Đánh giá sự phát triển KNS của trẻ bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày, đánh giá trẻ cuối chủ đề và đánh giá cuối độ tuổi. Cần phân tích, đối chiếu với mục tiêu tăng cường GDKNS, kết quả thực tế trên trẻ nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch tăng cường GDKNS cho trẻ.

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, Hiệu trưởng cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Sau mỗi đợt kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo biểu dương những gương điển hình trong công tác GDKNS, đồng thời động viên, nhắc nhở những cá nhân thực hiện chưa tốt.

1.5. Nội dung công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5- 6 tuổi tại các trường Mẫu giáo

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)