7. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổ
tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Ngoài việc quản lý tốt về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi, công tác quản lý về phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em là một trong các nội dung hết sức quan trọng. Việc xác định đúng phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nội dung mn học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để đánh giá nội dung này, tác giả điều tra và thống kê thông qua bảng 2.20 và bảng 2.21, cụ thể như sau:
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện công tác quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Các phát biểu Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Ít thực hiện Không thực hiện Tích hợp trong các nội dung, các hoạt
động CSGD trong chương trình GDMN. 3,54 19,20 38,50 42,30 0,00 Quản lý việc phân công giảng dạy cho
GV 3,46 19,20 26,90 34,60 19,30 0,00
Quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung GDKNS cho trẻ MG lồng ghép trong chương trình GDMN
3,35 15,40 26,90 34,60 23,10 0,00 Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ trên
lớp của giáo viên 3,19 15,40 15,40 42,30 26,90 0,00 Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của GV về lồng ghép GDKNS vào trong chương trình GDMN.
2,96 0,00 23,10 50,00 26,90 0,00
Bảng 2.21. Kết quả thực hiện công tác quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Các phát biểu Kết quả thực hiện ĐTB Rất Tốt Tốt Khá Trung bình Không đạt Tích hợp trong các nội dung, các hoạt
động CSGD trong chương trình GDMN.
3,73 26,90 34,60 23,10 15,40 0 Quản lý việc phân công giảng dạy cho
GV 3,46 15,40 26,90 46,20 11,50 0
Quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung GDKNS cho trẻ MG lồng ghép trong chương trình GDMN
3,62 19,20 30,80 42,30 7,70 0 Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ
trên lớp của giáo viên 3,42 15,40 30,80 34,60 19,20 0 Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của GV về lồng ghép GDKNS vào trong chương trình GDMN.
Qua kết quả tại bảng 2.20 và bảng 2.21 cho thấy, hoạt động quản lý phương pháp và hình thức GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My đã được BGH nhà trường triển khai thực hiện khá tốt ở một số phương pháp sau:
- Mức độ và kết quả thực hiện quản lý phương pháp, hình thức “Tích hợp trong
các nội dung, các hoạt động chăm sóc giáo dục trong chương trình GDMN” có ĐTB
cao nhất là 3,54. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo các trường rất chủ động và sáng tạo trong việc chỉ đạo giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp để chuyển tải các nội dung GDKNS cho trẻ vào trong các nội dung chăm sóc giáo dục Mẫu giáo, với mức độ thực hiện thường xuyên trở lên trên 46% và kết quả thực hiện nội dung này được đánh giá cao nhất ở mức khá là trên 60%.
- Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện quản lý phương pháp, hình thức “Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của GV
về lồng ghép GDKNS vào trong chương trình GDMN.” có ĐTB thấp nhất mức độ
thực hiện là 2,96 với mức độ thực hiện thường xuyên chiếm tỉ lệ dưới 30%. Điểm trung bình về kết quả thực hiện là 3,12 và có chưa đến 30% số người trả lời đánh giá ở mức độ thực hiện tốt trở lên.
Từ kết quả này đặt ra yêu cầu với CBQL tại các trường Mẫu giáo ở huyện Bắc Trà My cần quan tâm hơn nữa đến nội dung này. Bởi vì, việc áp dụng phương pháp và hình thức giáo dục có sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu ra của hoạt động GDKNS cho trẻ. Nếu giáo viên áp dụng phương pháp và hình thức giáo dục không phù hợp với nội dung giáo dục, sẽ làm cho trẻ khó tiếp thu và vận dụng trong cuộc sống. Có thể nói rằng, năng lực của giáo viên có sự ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trách nhiệm nâng cao trình độ chuyên môn của mình thông qua các lớp học đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, các CBQL cần có những biện pháp quản lý và khuyến khích việc thay đổi phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với nội dung, điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm tâm lý của từng nhóm trẻ thì mới tạo ra quả tốt nhất đối với hoạt động GDKNS cho trẻ.