Quản lý nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Quản lý nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo

giáo từ 5-6 tuổi

1.5.2.1. Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện giáo dục kĩ năng sống

Việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ từ 5-6 tuổi là việc làm quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý giáo dục của các nhà quản lý và Ban giám hiệu các trường Mẫu giáo. Đây là một quá trình xác định những mục tiêu, nội dung, chương trình hành động và các hình thức, biện pháp tổ chức, thời gian tiến hành, chỉ tiêu cần đạt để thực hiện được những mục tiêu đó trong tương lai.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho trẻ giúp người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra. Phối hợp với các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức việc giáo dục KNS cho trẻ từ 5-6 tuổi có hiệu quả hơn. Tập trung vào các mục tiêu, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục trong việc giáo dục KNS cho trẻ từ 5-6 tuổi. Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường trong việc giáo dục KNS cho trẻ để phối hợp với các cán bộ, giáo viên, nhân viên khác, sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Để việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đạt kết quả cao, người quản lý phải dựa trên tình hình thực tế của học sinh, thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường trong năm học, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương mà trường mình đóng. Xác định những nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp. Việc nắm vững tình hình thực tế đội ngũ giáo viên và trẻ phải bao gồm tình hình mang tính thường xuyên, lâu dài và phổ biến và tình hình có tính chất thời sự, cá biệt, có thể ảnh hưởng ít nhiều đối với tập thể nhà trường.

1.5.2.2. Quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường

Đội ngũ giáo viên là nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực giáo dục KNS cho trẻ từ 5-6 tuổi là đặc biệt quan trọng,

nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục KNS cho trẻ. Đội ngũ giáo viên có năng lực giáo dục KNS cho trẻ từ 5-6 tuổi phải là những cô giáo tâm huyết, thương yêu trẻ, có kinh nghiệm thực tế, có vốn kiến thức nhất định về KNS, có khả năng hợp tác, cuốn hút trẻ, biết lắng nghe và chia sẻ với các em, hiểu tâm sinh lý lứa tuổi trẻ. Do vậy rất cần sự chỉ đạo của Hiệu trưởng để khuyến khích, động viên, chọn lựa đội ngũ giáo viên phù hợp, chất lượng, nhiệt tình, tận tâm để giáo dục KNS cho trẻ đạt hiệu quả.

Kể từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị dạy tích hợp KNS vào các môn học và hoạt động trong các nhà trường. Để tích hợp được nội dung giáo dục KNS vào bài giảng, giáo viên cần phải linh hoạt, khéo léo điều khiển giờ dạy. Thầy trò cùng tích cực làm việc để có thể chuyển tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa nắm được kiến thức của bài học vừa nhận thức được giá trị của cuộc sống. Từ đó hình thành các KNS cho bản thân.

Muốn thực hiện được nội dung trên các nhà quản lý một mặt phải lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động. Mặt khác, cần phải tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời phân cấp quản lý cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn để thống nhất việc tích hợp giáo dục KNS vào từng chương, từng bài cụ thể. Theo dõi chặt chẻ việc thực hiện tích hợp vào bài dạy của đội ngũ giáo viên, đánh giá giờ dạy và kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của trẻ. Tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá rút kinh nghiệm.

+ Quản lý giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp trong hoạt động giáo dục KNS Ở trường Mẫu giáo, giáo viên chủ nhiệm là đội ngũ chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục trẻ từ 5-6 tuổi, trong đó có hoạt động giáo dục KNS. Giáo viên chủ nhiệm quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện để đạt mục tiêu giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa lớp với nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và địa phương để cùng giáo dục trẻ. Giáo viên chính là điểm tựa tinh thần, là linh hồn của lớp học để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo. Với vai trò đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa cô và trò, giữa trẻ với trẻ, giữa tập thể lớp với các tổ chức đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh. Như vậy, việc GDKNS thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ MG.

Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần chỉ đạo giáo viên căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho phù hợp với từng khối lớp, đặc điểm đối tượng trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường; Chỉ đạo tổ chức triển khai và kiểm tra, đánh giá trẻ. Người Hiệu trưởng cần quản lý hoạt động GDKNS của giáo viên chủ nhiệm trên các mặt sau:

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch của giáo viên như: việc chuẩn bị giáo án của giáo viên chủ nhiệm theo chủ đề, chủ điểm, các hoạt động tự chọn.

lớp, trong các hoạt động giáo dục khác. . .

- Quản lý việc phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường như cán bộ Đoàn, giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ trẻ Mẫu giáo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS của lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia vào quá trình hoạt động của trẻ (học tập, vui chơi, rèn luyện ...) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục KNS.

- Quản lý việc đánh giá kết quả trẻ: Sau một chủ đề, chủ điểm giáo dục hoặc sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề, giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá kết quả hoạt động của từng trẻ ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Kết quả đánh giá là căn cứ để xếp loại trẻ ở mỗi học kỳ và cuối năm học.

Tóm lại, từ thực tiễn giáo dục trẻ từ 5-6 tuổi, nhà trường sẽ có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Qua đó, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung sau: Quản lý việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; Quản lý sự đôn đốc đối với giáo viên chủ nhiệm; Quản lý việc theo dõi các hoạt động giáo dục KNS; Quản lý việc phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, PHHS, các tổ chức tập thể và các cá nhân trong và ngoài nhà trường.

1.5.2.3. Quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống

Để hoạt động giáo dục KNS đạt hiệu quả cao, người Hiệu trưởng cần quản lý tốt các điều kiện hỗ trợ như: CSVC (phòng học, sân chơi, bãi tập,...), các trang thiết bị (máy chiếu, tài liệu, băng hình...) và kể cả nguồn tài chính dành cho hoạt động GDKNS.

Hoạt động giáo dục KNS rất cần có CSVC, phương tiện, tài liệu để hoạt động. Ở nhiều đơn vị, giáo viên chưa được đào tạo một cách căn bản về giáo dục KNS; phương tiện, tài liệu dành cho hoạt động này còn khan hiếm; nguồn kinh phí chi cho hoạt động này còn quá eo hẹp. Vì vậy, để tháo gỡ những vướng mắc trên, người Hiệu trưởng cần có kế hoạch, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên. Đồng thời, động viên khích lệ tinh thần và có chế độ thỏa đáng, kịp thời cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục KNS. Từ đó, khơi dậy lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của họ.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)