Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MG đã được quán triệt đường lối, quan điểm chủ trương, phương hướng về công tác giáo dục Mẫu giáo của Đảng và nhà nước. Cụ thể như: Mục tiêu của giáo dục Mẫu giáo là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005); Công văn 463/BGD&ĐT-GDTX, ngày 28/01/2015 của Bộ GD&ĐT“V/v hướng dẫn triển khai thực hiện lý giáo dục kĩ năng

sống tại các cơ sở giáo dục Mẫu giáo, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”,

Công văn đã thể hiện rõ mục tiêu “Đẩy mạnh hoạt động lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của trẻ”, với mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm xã hội, kiến thức, kỹ năng, nghệ thật, qua đó dần hình thành nhân cách cho trẻ một cách tích cực, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

Công tác quản lý lý giáo dục kĩ năng sống phải chặt chẽ, theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quản lý hoạt động lý giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Để cán bộ quản lí thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống, việc bám vào định hướng về mục tiêu giáo dục trẻ ở cá trường mẫu giáo là rất quan trọng. Bởi qua đó, cán bộ quản lí định hướng được con đường giáo dục đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, đồng thời tạo niềm tin cho nhân dân, cha mẹ học sinh có con em đang theo học.

Chính vì vậy, việc quản lý công tác GDKNS trong nhà trường phải thực hiện theo mục tiêu của giáo dục Mẫu giáo, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)