Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 97 - 145)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi thực hiện việc trưng cầu ý kiến đánh giá. Tổng số phiếu phát ra là 80 phiếu và thu về 71 phiếu hợp lệ, đưa vào phân tích đánh giá. Kết quả được thống kê như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp Các biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tổng Xtb Xếp hạng Rất cấp thiết Cấp thiết Bình thườn g Không cấp thiết Rất không cấp thiết 5 4 3 2 1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH

95,77 2,82 1,41 0,00 0,00 71 4,94 1 Kế hoạch hóa công tác quản lý

hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi

90,14 5,63 4,23 0,00 0,00 71 4,86 4 Tăng cường công tác đào tạo và tập

huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi

92,96 4,23 2,82 0,00 0,00 71 4,9 2 Tăng cường sự phối hợp giữa các

lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi

84,51 9,86 5,63 0,00 0,00 71 4,79 6 Tăng cường các điều kiện và

phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi.

91,55 4,23 4,23 0,00 0,00 71 4,87 3 Tăng cường kiểm tra, đánh giá

công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện

87,32 7,04 5,63 0,00 0,00 71 4,82 5

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp quản lý hoạt động GDKN sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi được tính điểm trung bình Xtb, cho thấy: trên 84% ý kiến đánh giá cho rằng, 6 nhóm biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam mà luận văn đề xuất. Theo kết quả điều tra, thứ tự tính cấp thiết của các biện pháp được xếp theo thứ tự tính cấp thiết của các biện pháp lần lượt là: Thứ nhất là Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH; Thứ hai là Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; Thứ ba là Tăng cường các điều kiện và phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6

tuổi.; Thứ tư là Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; Thứ năm là Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện và cuối cùng là Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi.

- Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất của đề tài Bảng 3.2. Bảng thống kê đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất Tính khả thi Tổng Xtb Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Bình thườn g K. khả thi Rất không khả thi 5 4 3 2 1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH

97,18 2,82 0,00 0,00 0,00 71 4,97 1 Kế hoạch hóa công tác quản lý

hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi

88,73 7,04 4,23 0,00 0,00 71 4,85 3 Tăng cường công tác đào tạo và

tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi

91,55 4,23 4,23 0,00 0,00 71 4,87 2 Tăng cường sự phối hợp giữa

các lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi

78,87 16,90 4,23 0,00 0,00 71 4,75 5 Tăng cường các điều kiện và

phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi.

76,06 16,90 7,04 0,00 0,00 71 4,69 6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá

công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện

81,69 12,68 5,63 0,00 0,00 71 4,76 4

Qua kết quả đánh giá nêu trên cho thấy có trên 78% các ý kiến đánh giá cho rằng, các biện pháp đề xuất trong luận văn có tính khả thi cao. Căn cứ vào điểm trung bình của kết quả đánh giá, thứ tự tính khả thi của các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự như sau: Thứ nhất là: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH; thứ hai là: Tăng cường công tác

đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; thứ ba là: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; thứ tư là: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện; thứ năm là: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi và cuối cùng là Tăng cường các điều kiện và phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi.

Nhằm đánh giá mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn. Tác giả sử dụng phương pháp hệ số tương quan thứ bậc Spearman: cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá về tính cấp thiết các biện pháp đề xuất của đề tài

Các biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tính khả thi D (X-Y) Xtb Xếp hạng (X) Y tb Xếp hạng Y Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH

4,94 1 4,97 1 0

Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động

GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi 4,86 4 4,85 3 1

Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi

4,9 2 4,87 2 0

Tăng cường sự phối hợp giữa các LL GDKNS

trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi 4,79 6 4,75 5 1 Tăng cường các điều kiện và phương tiện để hỗ trợ

công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi. 4,87 3 4,69 6 -3 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS

cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện 4,82 5 4,76 4 1 Hệ số tương quan 2 2 2 2 2 2 2 2 2 ( ) 0 1 0 1 (3 ) 1 1 1 0.99 (n 1) 71 (71 1) x y R n − + + + + − + = − = − = −  − 

Với hệ số tương quan R = 0,99 cho phép kết luận rằng, có sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của 06 biện pháp đề xuất trong luận văn.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở khung lý thuyết về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo được xây dựng ở Chương 1. Kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam ở Chương 2 và căn cứ vào quan điểm và mục tiêu của Đảng và Nhà nước của ngành giáo dục hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi trong thời gian đến, ở Chương 3 tác giả đã đề xuất 06 nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, bao gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo đối với CBQL, GV, PH; Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi; Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện; Tăng cường các điều kiện và phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi. Do hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của 06 biện pháp này thông qua việc lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My để có cơ sở trong việc triển khai các biện pháp nàyvào thực tiễn sau này. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp này, sẽ góp phần cho công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My từng bước sẽ được nâng cao, hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và đáp ứng mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Về lý luận: Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý, kỹ năng sống, GDKNS, mục tiêu của GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi, một số đặc điểm tâm lý của trẻ từ 5-6 tuổi và tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo. Đề tài đã nêu các kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ từ 5-6 tuổi và các phương pháp, hình thức GDKNS cho trẻ; từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi của Hiệu trưởng trường Mẫu giáo.

Về thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, đề tài đã có những đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, từ đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo ở huyện Bắc Trà My gồm:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo đối với CBQL, GV, PH;

Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi;

Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi;

Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDKNS trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi;

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện;

Tăng cường các điều kiện và phương tiện để hỗ trợ công tác tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi cho các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi là cấp thiết và có tính khả thi cao, nếu triển khai thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDKNS cho trẻ và chất lượng giáo dục của các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD& ĐT cần chú trọng nghiên cứu các mô hình hoạt động GDKNS trong và ngoài nước hiệu quả, phù hợp, từ đó ứng dụng vào chương trình hoạt động GDKNS ở Việt Nam thông qua việc xây dựng và ban hành tài liệu, giáo trình cũng như văn bản

hướng dẫn cụ thể về hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý để các trường Mẫu giáo, GV dễ dàng thực hiện.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng lý thuyết và thực hành để trang bị cho GV về nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động GDKNS. Hướng dẫn GV phương pháp và hình thức tích hợp nội dung hình thành KNS vào những hoạt động học và chơi hàng ngày của trẻ.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi cho CBQL và GV các trường tham dự học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm.

- Tăng cường trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hoạt động GDKNS và quản lý GDKNS giữa các trường trong tỉnh để học hỏi, giao lưu.

- Mời các chuyên gia giáo dục có kiến thức về GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi nói chuyện, chia sẻ với CBQL, GV nghe, học tập, phản biện, trao đổi.

2.3. Đối với UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My

- Khắc phục khó khăn, đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho giáo dục Mẫu giáo, đảm bảo quy định để chuẩn hóa về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng giáo dục về nội dung lồng ghép các hoạt động GDKNS cho trẻ vào trong chương trình GDMN.

2.4. Đối với Hiệu trưởng các trường Mẫu giáo

- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn về GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo.

- Vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS, phát huy nội lực, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động GDKNS đạt hiệu quả.

- Thống nhất nội dung GDKNS và xây dựng chuẩn đánh giá về GDKNS trong nhà trường để định hướng chung chứ không nên để GV tự dạy theo cá nhân.

- Tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV về nội dung, phương pháp, hình thức GDKNS.

- Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My trong việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ hoạt động GDKNS cho trẻ tại trường, đảm bảo số lượng học sinh trong một lớp theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình GDKNS đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường công tác huy động nguồn lực cộng đồng, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động GDKNS cho trẻ nhằm tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động này đạt kết quả cao.

- Thường xuyên quan tâm đến đội ngũ GV, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để GV được học tập nâng cao trình độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. A. I. Xôrô Kina (1987), Giáo dục trí tuệ trong quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Xuân Bách, Lê Đình Sơn (2013), Quản lí giáo dục Mẫu giáo, Nxb Giáo dục.

3. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thành Vinh (2010), Giáo dục Việt Nam hướng tới

tương lai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 97 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)