Môi trườngtổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tạ

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 33 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Môi trườngtổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tạ

tại trường Mẫu giáo

Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ. Cả hai môi trường bên trong và bên ngoài lớp học đều rất quan trọng đối với việc dạy và học. Vì vậy, việc thiết kế môi trường rất quan trọng. Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện để phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ và từng lứa tuổi. Với cha mẹ trẻ và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc cha mẹ trẻ và sự đóng góp của cộng đồng để giúp trẻ phát triển. Vì vậy, nhà trường cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh,

góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Sự phối hợp đó có thể tiến hành dưới các hình thức:

* Với gia đình

- Họp toàn thể cha mẹ trẻ Mẫu giáo của lớp theo định kỳ, đột xuất.

- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi, tuyên truyền kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ cho PHHS thông qua góc tuyên truyền hay trao đổi trực tiếp trong giờ đón, trả trẻ.

- Mời PHHS tham gia và cùng phối hợp tổ chức các chuyên đề, trao đổi tọa đàm về các vấn đề liên quan đến GDKNS cho trẻ.

- Phối hợp với gia đình thông qua Ban đại diện cha mẹ trẻ Mẫu giáo ở trường. - Trao đổi qua điện thoại, thư tín với phụ huynh.

- Xây dựng kênh thông tin thường xuyên giữa gia đình và nhà trường từ nhiều phía.

* Với các đoàn thể và các lực lượng xã hội

- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Hội Phụ nữ để tạo ra sự hỗ trợ trực tiếp, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức nuôi dạy trẻ trong các bậc cha mẹ và cộng đồng.

- Nhà trường phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương để xây dựng chi đoàn trường vững mạnh, nòng cốt trong mọi hoạt động và gương mẫu thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Nhà trường phối hợp với Y tế địa phương trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Nhà trường phối hợp với trường Tiểu học trong quan hệ nối tiếp chuẩn bị tâm thế cho trẻ từ 5-6 tuổi bước vào lớp Một.

- Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác, nhằm giúp nhà trường cải thiện các điều kiện về cơ sở vậy chất để chăm sóc và giáo dục trẻ và nâng cao hiệu quả giáo dục.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)