Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo từ

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 35 - 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo từ

từ 5-6 tuổi

Để đạt được mục tiêu của quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ Mẫu giáo là làm cho quá trình GDKNS vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả. Nhằm có tác động mạnh mẽ và sâu rộng, bền vững để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách toàn diện. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu GDKNS cho trẻ do Bộ GD&ĐT quy định. Đáp ứng mong muốn của cha mẹ trẻ và xã hội. Việc xác định mục tiêu GDKNS cho trẻ, sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ngay từ đầu đã định hướng đúng trong việc chuẩn bị nội dung chương trình, lập kế hoạch giảng dạy, giáo dục. Do đó, mục tiêu GDKNS thông qua cho trẻ cần được trình bày một cách rõ ràng, phổ biến một cách công khai, rộng rãi đến tất cả những đối tượng liên quan

đến hoạt động GDKNS trong nhà trường, nhất là đội ngũ CBQL, GV, những người trực tiếp thực hiện mục tiêu. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động sau:

- Nhà trường nắm vững và thực hiện theo các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác GDKNS. Giáo viên có nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia công tác tăng cường GDKNS cho trẻ Mẫu giáo.

- Tác động mạnh mẽ về tính tích cực của chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp GDKNS và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo.

- Tác động sâu rộng và bền vững của hoạt động tăng cường GDKNS được thể hiện qua kết quả đạt được ở trẻ từ 5-6 tuổi về sự phát triển toàn diện, qua sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục khác.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)