Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 85 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo và tập huấn cho GV về phương pháp, hình

thức giáo dục GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi

3.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Nhằm giúp cho mỗi giáo viên lựa chọn các phương pháp, hình thức GDKNS phù hợp với điện kiện thức tế tại đơn vị

Thay thế những phương pháp, hình thức giáo dục không phù hợp, bổ sung những phương pháp, hình thức giáo dục tốt hơn để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện Nội dung

GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi không phải là chỉ có nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai, cũng không phải truyền cho trẻ những lời hay ý đẹp mà sáo rỗng. Phương pháp GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo cần phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình

thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng

chơi”. Một phần quan trọng trong quá trình GDKNS cho trẻ đó là sự tương tác giữa

kiến thức mới hay kinh nghiệm mới với thông tin hay kinh nghiệm đã sẵn có. Vận dụng quá trình suy nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động GDKNS. Các kỹ năng sống được học tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của trẻ. Trong các phương pháp lấy người học làm trung tâm, việc hình thành các kỹ năng sống phụ thuộc vào quá trình học tập của trẻ cùng với người khác thông qua hoạt động nhóm như quan sát, luyện tập, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo luận.

Muốn cho GDKNS đạt được những mục tiêu tích cực, nhà trường cần chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Các phương pháp, hình thức GDKNS cần phải dựa trên khả năng nhận thức, năng lực và thói quen của trẻ. Bởi vì, đối với trẻ Mẫu giáo, trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, luyện tập thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ.

Cách tổ chức thực hiện

* Đối với thực hành các phương pháp GDKNS:

- Hiệu trưởng giúp GV nhận thức rõ vai trò của GDKNS và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần hướng dẫn GV lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp giáo dục cho mỗi kỹ năng sống là tùy thuộc vào nội dung mỗi loại kỹ năng, đặc điểm lứa tuổi trẻ, thời điểm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày mà chủ đề GDKNS được tích hợp vào.

- Đối với phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa): GV cần làm hoàn chỉnh một kỹ năng trước mắt trẻ có kèm theo lời miêu tả, khuyến khích trẻ làm theo. GV cần làm mẫu chậm rãi, rõ ràng, chỉ dẫn từng bước để trẻ được quan sát và lĩnh hội chính xác kỹ năng cần hình thành, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao làm như vậy. Phương pháp này thường được sử dụng với những kỹ năng mà trẻ chưa biết.

- Đối với phương pháp nêu gương - đánh giá: Với phương pháp này, GV cần thực hành kỹ nẵng trong tình huống thích hợp để trẻ quan sát thấy, bắt chước được và làm theo. Ngoài ra, GV cần thể hiện tích cực các kỹ năng ở mọi lúc mọi nơi, ở tình huống tương tự hay nêu gương những hành vi tích cực kèm theo đánh giá nhận xét giúp trẻ hiểu về những hành vi đó.

- Đối với phương pháp dùng lời: Phương pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ trẻ vui vẻ, hào hứng thực hiện. GV cùng trẻ trò chuyện để huy động tối đa những kinh nghiệm về kỹ năng sống của trẻ một cách nhanh nhất. Để thực hiện phương pháp này, Hiệu trưởng hướng dẫn GV sử dụng những câu chuyện, đồng dao, ca dao, tục ngữ phù hợp với đặc điểm trẻ từ 5-6

tuổi, những tình huống sinh hoạt xảy ra hằng ngày để trò chuyện với trẻ: kể cho trẻ nghe, cho trẻ kể lại. Trong quá trình trò chuyện với trẻ, GV sử dụng câu hỏi đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ, phù hợp với những kỹ năng cần giáo dục.

- Đối với phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: GV sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động. Nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động, tuyệt đối không được áp đặt mà cần phải tôn trọng trẻ.

- Đối với phương pháp thực hành - trải nghiệm: Đây là phương pháp rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Phương pháp GDKNS hiệu quả nhất cho trẻ từ 5-6 tuổi cần được thực hiện bằng cách trực tiếp cho trẻ thực hành, trải nghiệm.

Phương pháp học qua trải nghiệm là một phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế trên nền tảng tư duy để trẻ có thể học và ứng dụng ngay hàng ngày. Hiệu quả của phương pháp này có thể rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Hơn nữa, những khi trẻ học theo chu trình này thường có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát và trừu tượng hóa khái niệm từ những thông tin có được từ trải nghiệm, đồng thời có kinh nghiệm để liên hệ với thực tiễn trong quá trình trải nghiệm, do đó quá trình học diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, Hiệu trưởng cần phải quan tâm hơn nữa đến việc quản lý thực hiện phương pháp này đảm bảo cho GV thực hiện tốt.

Ngoài việc chỉ đạo GV thực hiện linh hoạt, hiệu quả các phương pháp GDKNS, Hiệu trưởng còn phải chỉ đạo, hướng dẫn GV tạo môi trường giáo dục hấp dẫn, thân thiện, khuyến khích và giúp đỡ trẻ thực hành các kỹ năng sống đang học, đồng thời tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp với nhiều người, được sử dụng đồ dùng để tập luyện các kỹ năng hàng ngày. Trong quá trình tập, thực hành các kỹ năng, GV cần đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.

* Đối với việc sử dụng các hình thức GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi

GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hằng ngày như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa với sức của trẻ. Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được kỹ năng sống, trẻ cần phải có thời gian thực hành, trải qua một quá trình luyện tập thường xuyên với sự hỗ trợ của GV, PHHS và bạn bè.

Để thực hiện GDKNS có hiệu quả, GV cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm, vận dụng các tình huống thực trong cuộc sống hằng ngày để dạy trẻ. Ngoài ra, trong GDKNS cho trẻ, GV đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và ý thức cao giá trị của bản thân. Đây là hình thức GD hiện đại và hiệu quả giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống.

hình thức GDKNS cho trẻ. Một hoạt động có thể giáo dục nhiều kỹ năng sống. Đồng thời một kỹ năng nên được tổ chức bởi nhiều hoạt động để có nhiều cơ hội cho trẻ quan sát và thực hành thường xuyên. Hoạt động giáo dục cần phải phù hợp với sở thích của trẻ, với các kỹ năng cần hình thành và với điều kiện thức tế của địa phương, nhà trường.

* Đánh giá phương pháp, hình thức GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường

Hiệu trưởng cần đánh giá các phương pháp, hình thức GDKNS do GV lựa chọn cần phù hợp của với đặc điểm của trẻ, mục tiêu và nội dung GDKNS, điều kiện thực tế của trường, của lớp.

Hiệu trưởng có thể đánh giá mức độ phù hợp của các phương pháp, hình thức GDKNS qua quan sát, trao đổi với GV, theo dõi những kỹ năng sống trẻ đạt được và không đạt được.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi cho GV trên cơ sở phù hợp với nhận thức của GV.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi. Tổ chức đánh giá sau các đợt bồi dưỡng để rút ra những ưu điểm, hạn chế để kịp thời thay đổi cho những lần bồi dưỡng kế tiếp.

- Nhà trường cần đảm bảo tốt việc học, vui chơi, sinh hoạt, tham quan dã ngoại, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh. Hàng năm, tùy thuộc vào nguồn kinh phí có thể tổ chức cho trẻ tham quan những khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh gần gũi của địa phương.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)