Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 88 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các

các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My

3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Mục đích của công tác kiểm tra là nhằm phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích những hoạt động đang diễn ra đạt được kết quả tốt nhất. Nhờ có kiểm tra, người CBQL có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc, kịp thời điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi nhằm nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, khách quan; nhận biết được thực trạng GDKNS cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển; đánh giá đúng kết

quả của hoạt động GDKNS cho trẻ, phát hiện kịp thời để động viên, khuyến khích nhân tố tích cực; giúp đỡ, điều chỉnh sai lệch cho GV và cả người CBQL.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện Nội dung

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Mục đích của công tác kiểm tra là nhằm phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích những hoạt động đang diễn ra đạt được kết quả tốt nhất. Nhờ có kiểm tra, người CBQL có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc, kịp thời điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra. Nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi nhằm nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, khách quan; nhận biết được thực trạng GDKNS cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển; đánh giá đúng kết quả của hoạt động GDKNS cho trẻ, phát hiện kịp thời để động viên, khuyến khích nhân tố tích cực; giúp đỡ, điều chỉnh sai lệch cho GV và cả người CBQL.

Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng các trường tăng cường việc quản lý và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá GV, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động giáo dục ngay từ đầu năm học nêu rõ nội dung, thời gian, lực lượng kiểm tra. Thành lập ban kiểm tra có trình độ hiểu biết về lĩnh vực cần kiểm tra, có trách nhiệm cao. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp. Các trường hướng dẫn giáo viên tiếp cận với yêu cầu kiểm tra - đánh giá nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục của giáo viên. Đưa ra bản đánh giá sao cho phù hợp với từng trường, từng lớp nhằm xác định được kết quả nhanh nhất trên trẻ mà không làm tổn thương trẻ.

Ví dụ kỹ năng tự phục vụ:

TT Tên kỹ năng Ngày thực hiện Thực hiện tốt ở các lần Nhận xét chung Lần 1 Lần 2 Lần 3

1 Cách mặc áo 20.11.2021 x Trẻ làm rất nhanh

2 Cắt móng tay 01.02. 2022 x Cô hướng dẫn 2 lần trẻ

mới làm được

3 Cách cầm đũa 06.03.2022 x Trẻ tự làm đến lần 3 thì

làm được

- Xác định tầm quan trọng của việc kiểm tra - đánh giá đối với giáo viên. Công tác kiểm tra đánh giá cần đảm bảo tính chính xác, công bằng, theo tiêu chuẩn rõ ràng

sẽ mang đến hiệu quả thực chất.

- Tăng cường kiểm tra toàn diện trong tháng, tuần, để có đánh giá toàn diện về khả năng sư phạm cũng như trình độ chuyên môn của giáo viên trong các hoạt động giáo dục chứ không kiểm tra một mặt hoặc kiểm tra theo học kỳ, cuối năm học.

- Thường xuyên dự giờ, để đánh giá việc thực hiện chương trình, nâng cao ý thức tự giác đối với công việc của giáo viên, từ đó các trường nắm bắt được việc sử dụng đồ dùng, phương pháp giảng dạy, khả năng sư phạm, thực hiện nề nếp chuyên môn đạt chất lượng như nào để có những biện pháp điều chỉnh.

- Để xếp loại đánh giá giáo viên được tốt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo chuẩn phát triển nói riêng, cần đánh giá toàn diện trên tất cả các hoạt động giáo dục. Quan sát các sản phẩm, cách thể hiện của trẻ để đánh giá giáo viên trong từng hoạt động. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, giáo viên trong trường thường xuyên giám sát quá trình kiểm tra, đánh giá, nhằm phát hiện ra những thiếu sót hoặc không phù hợp với các tiêu chí đánh giá để điều chỉnh kịp thời.

Các bước tiến hành kiểm tra, đánh giá

- Bước 1: Hiệu trưởng cần tổ chức một buổi trao đổi công khai, giúp GV hiểu được ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá đối với việc nâng cao trình độ của GV; tạo niềm tin và tâm lý thoải mái cho GV về công tác kiểm tra đánh giá.

- Bước 2: Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ tài liệu bồi dưỡng CBQL để nắm vững các nguyên tắc kiểm tra như: phải đảm bảo tính pháp lý, tính kế hoạch, tính khách quan, tính hiệu quả và tính giáo dục.

- Bước 3: Hiệu trường thường xuyên đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá GV trong công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi. Hiệu trưởng cần đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với chương trình đổi mới GDMG hiện nay như: kiểm tra đánh giá theo kế hoạch của cá nhân và kế hoạch của tổ chuyên môn đã trình với Hiệu trưởng ngay từ đầu năm học về việc tăng cường GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi; kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi qua dự giờ thường xuyên và đột xuất; kiểm tra đánh giá sau khi GV thực hiện xong từng chủ đề hay từng hoạt động cụ thể.

- Bước 4: Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm cho GV sau khi được kiểm tra. Trong quá trình góp ý, cần tạo cho GV tâm lý thoải mái, giúp họ sẵn sàng tiếp nhận những góp ý và xem đây là việc làm bổ ích cho họ.

- Bước 5: Hiệu trưởng rút kinh nghiệm trong đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng hoặc sau mỗi chủ đề, chủ điểm. Phát hiện, tuyên dương những kinh nghiệm sáng tạo của GV; nhắc nhở, bồi dưỡng những mặt còn thiếu sót giúp GV tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ngày càng tốt hơn.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

GDMG theo độ tuổi.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)