7. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Quản lý môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Môi trường sư phạm và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học là công cụ hỗ trợ cho hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuối nói riêng. Trường học hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và dầy đủ các trang thiết bị và đồ dùng dạy học, sẽ giúp cho giáo viên thực hiện các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với nội dung giảng dạy. Đối với giáo dục cho trẻ em Mẫu giáo, nếu giáo viên sử dụng các phương pháp có hình ảnh trực quan, sinh động để minh họa cho tiết dạy sẽ lôi cuốn và kích thích trẻ học hỏi và làm theo rất nhanh. Đồng thời giúp cho giáo viên giảng dạy tích hợp mang lại hiệu quả cao. Để đánh giá về môi trường và các điều kiện tổ chức giảng dạy tại các trường mẫu giáo trên địa
bàn huyện Bắc Trà My, tác giả điều tra và thu được kết quả tại bảng 2.22 và bảng 2.23. Cụ thể như sau:
Bảng 2.22. Mức độ thực hiện công tác quản lý môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Các phát biểu Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Ít thực hiện Không thực hiện Xây dưng bầu không khí tập thể lành
manh, dân chủ để mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ GDKNS và mối liên kết mật thiết giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường
3,81 23,10 34,60 42,30 0,00 0,00
Xây dưng hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ
quá trình GDKNS cho trẻ 3,46 19,30 26,90 34,60 19,20 0,00 Phối hợp các lưc lượng giáo dục trong
việc hỗ trợ các điều kiện phục vụ GDKNS cho trẻ
2,96 0,00 23,10 50,00 26,90 0,00 Quản lý mua sắm, phân bổ, sử dụng và
quản lý các TTB và ĐDDH về GDKNS 3,04 7,80 21,20 41,30 29,70 0,00
Bảng 2.23. Kết quả thực hiện công tác quản lý môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Các phát biểu Kết quả thực hiện ĐTB Rất Tốt Tốt Khá Trung bình Không đạt Xây dưng bầu không khí tập thể lành manh,
dân chủ để mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ GDKNS và mối liên kết mật thiết giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường
3,88 34,60 30,80 23,10 11,50 0 Xây dưng hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ quá
trình GDKNS cho trẻ 3,56 15,40 26,90 46,20 11,50 0 Phối hợp các lưc lượng giáo dục trong việc hỗ
trợ các điều kiện phục vụ GDKNS cho trẻ 3,12 8,10 19,20 49,60 23,10 0 Quản lý vê mua sắm, phân bổ, sử dụng và
quản lý các trang thiết bị và đồ dùng dạy học về GDKNS
2,96 7,70 15,40 42,30 34,60 0 Trong 4 tiêu chí đo lượng về công tác quản lý về môi trường và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My cho thấy các hoat động: Xây dựng bầu không khí tập thể lành mạnh, dân
chủ để mỗi thành viên hoàn thành nhiệm vụ GDKNS và mối liên kết mật thiết giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ quá trình GDKNS cho trẻ được đánh giá ở mức độ thưc hiện thường xuyên trở lên, với điểm trung bình về mức độ thực hiện là 3,81 và kết quả thực hiện được đánh giá là 3,99. Điều này khẳng định rằng, phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo khá sâu sát và các hiệu trưởng tổ chức thực hiện khá tốt. Tiếp theo là công tác xây dưng hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ quá trình GDKNS cho trẻ với mức độ thực hiện đạt điểm trung bình là 3,46 và kết quả thực hiện là 3,56. Kết quả này phù hợp với thực tế của các trường hiện nay. Do trong những năm qua, được sự đầu tư vốn từ NSNN trong việc xây dựng trường chuẩn và chương trình xây dựng Nông thôn mới, UBND huyện đã ưu tiên tập trung vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giáo dục, trong đó có hệ thống các trường Mần non trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, các trường được đầu tư xây dựng khang trang. Đến nay, đa số các trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Quốc gia. Theo kết quả đánh giá, hoạt động này có mức độ thực hiện và kết quả thực hiện chưa cao. Bởi vì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế. Việc mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học chỉ tập trung vào một số trường điểm trên địa bàn huyện, các trường ở khu vực miền núi chưa được đầu tư đúng mức. Công tác huy động xã hội hóa chưa thu hút đông đảo cá nhân và tổ chức tham gia. Chính vì vậy, trang thiết bị và đồ dùng dạy học tại các trường còn thiếu. Mặc dù phong trào tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy đã được triển khai, song chưa thu hút đông đảo giáo viên tham gia, chỉ tập trung vào những giáo viên đăng ký để công nhận giáo viên dạy giỏi. Một phần là do tiền lương của giáo viên còn thấp nên chưa kích thích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc hỗ trợ các điều kiện phục vụ GDKNS cho trẻ được đánh giá mức độ và kết quả thực hiện ở mức thấp. Điều này làm cho việc tận dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất và trang thiết bị từ bên ngoài nhà trường chưa được tận dụng triệt để. Trong thời gian đến, nhà trường cần hết sức quan tâm triển khai thực hiện nội dung này để huy động các nguồn lực từ bên ngoài.
2.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong công tác quản lý. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá, để phản ảnh kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Đây là căn cứ quan trọng đề đề xuất kế hoạch thực hiện trong tương lai. Nếu hoạt động kiểm tra đánh giá không được quản lý tốt, việc kiểm tra đánh giá mang tính hình thức và chiếu lệ và dĩ hòa vi quý sẽ không kích thích giáo viên sáng tạo trong công tác giảng dạy. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả thực hiện khảo sát và thu được kết quả thông qua bảng 2.24 và bảng 2.25 cụ thể như sau:
Bảng 2.24. Mức độ thực hiện công tác quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Các phát biểu Mức độ thực hiện ĐTB thường Rất xuyên Thường xuyên Bình thường Ít thực hiện Không thực hiện Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS của
giáo viên 3,27 8,21 30,29 42,30 19,20 0,00
Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý
3,23 15,40 19,20 38,50 26,90 0,00 Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các
KNS của trẻ MN 3,12 8,64 23,10 40,87 27,39 0,00
Kiểm tra đối chiếu kết quả đánh giá thực
tế so với kế hoạch đề ra 2,81 0,00 19,20 42,30 38,50 0,00 Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động giáo
dục KNS của giáo viên và các lực lượng khác ngoài nhà trường
3,12 11,50 15,40 46,20 26,90 Thăm dò ý kiến của PHHS và các lực
lượng phối hợp giáo dục khác 2,38 0,00 6,52 34,60 46,20 12,68
Bảng 2.25 Kết quả thực hiện công tác quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi
Các phát biểu Kết quả thực hiện ĐTB Rất Tốt Tốt Khá Trung bình Khôn g đạt Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS của giáo
viên 3,46 15,40 26,90 46,20 11,50 0
Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp
thời và có những điều chỉnh hợp lý 3,39 11,50 19,20 46,20 23,10 0 Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các KNS của
trẻ MN 3,12 6,67 19,20 50,00 24,13 0
Kiểm tra đối chiếu kết quả đánh giá thực tế so
với kế hoạch đề ra 2,96 7,69 15,41 42,30 34,60 0 Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động giáo dục
KNS của giáo viên và các lực lượng khác ngoài nhà trường
3,19 4,50 15,54 52,22 27,74 0 Thăm dò ý kiến của PHHS và các lực lượng phối
hợp giáo dục khác 2,58 0,00 3,85 61,50 23,15 12
Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My trong thời gian qua đã được các nhà quản lý quan tâm triển khai thực hiện. Theo kết quả khảo sát trên, mức độ thực hiện và kết quả thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá tại các trường chưa cao. Điểm trung bình về mức độ và kết quả thực hiện trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá dao động từ 2,38-3,27. Trong các nội dung kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ
5-6 tuổi, nội dung “Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS của giáo viên” có ĐTB về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện cao nhất. Tiếp đến là tiêu chí “Tổng kết đánh
giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý”. Kết quả này cho
thấy, CBQL các trường Mẫu giáo ở huyện Bắc Trà My rất coi trọng hoạt động GDKNS cho trẻ. Nhà trường đã chủ động trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá. Từ đó, rút ra được những thuận lợi và khó khăn từ các nội dung, phương pháp, điều kiện để thực hiện hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My.
Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện nội dung “Thăm dò ý kiến của PHHS và
các lực lượng phối hợp giáo dục khác” có ĐTB thấp nhất. Kết quả này đã phản ánh
rằng CBQL tại các trường Mẫu giáo ở huyện Bắc Trà My chưa quan tâm đến nội dung này và dường như nội dung này trong thời gian qua, đa số các trường đều bỏ ngõ và không quan tâm thực hiện. Vì vậy trong thời gian đến, Hiệu trưởng các trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nội dung này, nhằm phát huy hiệu quả trong sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung. Sự nắm bắt thông tin tốt từ hai phía nhà trường và gia đình là nhân tố giúp cho trẻ có sự trưởng thành nhanh hơn, hòa nhập dễ hơn trong cuộc sống.